TAILIEUCHUNG - đề tài báo cáo Đánh giá tác động của các nhân tố đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam trong thời gian qua. Xu hướng thay đổi thu NSNN khi Việt Nam gia nhập WTO

Ngân sách Nhà nước (NSNN) được xem là khâu chủ đạo của hệ thống tài chính thể hiện những quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội và gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước như điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định trật tự xã hội và các hoạt động an sinh xã hội khác. Nội dung bài thảo luận đề cập đến các vấn đề về khái niệm, đặc điểm và phân loại NSNN. Trên cơ sở đó, đưa ra các đánh giá về hoạt. | Khi Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu phải mở cửa thị trường hàng hóa, gia nhập WTO, Việt Nam đã ràng buộc mức trần cho tất cả các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu của mình, chỉ sử dụng thuế nhập khẩu làm công cụ để bảo hộ, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm mục đích thu ngân sách (ngoài thuế nhập khẩu). Trên tinh thần đó, Việt Nam giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5 -7 năm. Mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% và mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng phi nông sản giảm từ 16,8% xuống 12,6%. Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan với đường, trứng gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với trợ cấp nông sản, Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp nôi địa hóa và được quyền hỗ trợ trong nước đối với nông sản ở mức 10%. Xem xét tác động của các cam kết giảm thuế có thể thấy, về tổng thể, việc cắt giảm mức thuế nhập khẩu sẽ làm giảm sự bảo hộ đối với một số mặt hàng, thúc đẩy việc cơ cấu lại nền kinh tế phát triển theo hướng hiệu quả, chuyên môn hóa và tăng sản xuất quy mô lớn, phát huy tốt các lợi thế về lao động, tài nguyên. Thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là tín hiệu tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tăng niềm tin vào định hướng mở cửa và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc cắt giảm thuế trong ngắn hạn sẽ tác động nhất định, tuy nhiên, về lâu dài sẽ tác động không lớn lắm đối với nguồn thu ngân sách nhà nước. Hiện nay ở nước ta, tổng thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách nhà nước. Đối với kim ngạch xuất khẩu, chỉ khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc cắt giảm thuế lại được thực hiện theo lộ trình, không phải cắt giảm đối với tất cả cả các mặt hàng, cũng không phải cắt giảm ngay trong giai đoạn đầu tiên. Thêm vào đó, việc cắt giảm thuế chắc chắn sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu (việc giảm thuế tất yếu sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng với số lượng lớn hơn nhập nhiều nguyên liệu đầu vào hơn) và dẫn đến tăng thu thuế nhập khẩu, nên sẽ tác động không lớn, thậm chí về lâu dài sẽ làm tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Kinh nghiệm cho thấy đối với một số mặt hàng, có khi việc cắt giảm thuế lại là biện pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế nạn nhập lậu một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế xuất nhập khẩu cao. Vì vậy việc giảm thuế sẽ làm giảm động lực của việc nhập lậu vốn chứa đụng nhiều rủi ro, thúc đẩy việc nhập khẩu chính ngạch không bị rủi ro, không vi phạm pháp luật, thúc đẩy tăng thu ngân sách.

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.