TAILIEUCHUNG - CƠ CẤU XÃ HỘI – PHẦN 1

Chương về cơ cấu xã hội cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng thể về xã hội với những thành tố quan trọng của nó như vị thế xã hội và vai trò xã hội và những mối liên hệ giữa các thành tố xã hội như bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội và cơ động xã hội. Từ đó, sinh viên sẽ có khả năng đánh giá những vấn đề đang tồn tại trong xã hội và bước đầu đưa ra những cách có thể giải quyết vấn đề. . | CƠ CẤU XÃ HỘI - PHẦN 1 Chương về cơ cấu xã hội cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng thể về xã hội với những thành tố quan trọng của nó như vị thế xã hội và vai trò xã hội và những mối liên hệ giữa các thành tố xã hội như bất bình đẳng xã hội phân tầng xã hội và cơ động xã hội. Từ đó sinh viên sẽ có khả năng đánh giá những vấn đề đang tồn tại trong xã hội và bước đầu đưa ra những cách có thể giải quyết vấn đề. . CƠ CẤU XÃ HỘI . Khái niệm cơ cấu xã hội Xã hội là một tổ chức phức tạp thể hiện mối liên hệ của các cá nhân các nhóm và các tổ chức xã hội. Người ta dùng khái niệm cơ cấu xã hội để chỉ cách thức tổ chức của một xã hội trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về cơ cấu xã hội nhưng tựu chung lại thì đều cho rằng Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội là mối liên hệ vững chắc của các thành tố xã hội trong hệ thống xã hội. Nói một cách cụ thể thì cơ cấu xã hội hệ thống xã hội bao gồm hai yếu tố Một là các thành phần xã hội tạo thành cơ cấu xã hội giai cấp dân tộc các nhóm thiết chế vị trí vai trò. . Hai là mối liên hệ chi phối lẫn nhau của các thành tố xã hội quan hệ xã hội . Cơ cấu xã hội phản ánh những đặc trưng bản chất của xã hội cho biết phương thức phân công hợp tác và tổ chức hoạt động của một xã hội trên cơ sở một trình độ phân công lao động trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ xã hội nảy sinh trên cơ sở hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội. Trong các xã hội khác nhau có các thành tố xã hội khác nhau. Cách thức hợp tác liên hệ của các thành tố xã hội cũng theo những phương thức nhất định để thoả mãn nhu cầu của các cá nhân cũng như của tập thể. Do đó mỗi xã hội có một cấu trúc riêng. . Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản Xã hội có tính chất đa cơ cấu. Mỗi cơ cấu được xem như một bộ phận của cơ cấu xã hội nói chung. Trong đó người ta thường nghiên cứu một số phân hệ của cơ cấu xã hội a. Cơ cấu giai cấp Trong các xã hội có giai cấp thì cơ cấu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.