TAILIEUCHUNG - Thông tin, liên lạc trong lịch sử Việt Nam

Khá nhiều người nhầm tưởng rằng từ khi nước ta thuộc Pháp mới bắt đầu có ngành thông tin liên lạc bằng thư từ, điện báo, điện thoại. Thực ra, từ thời Lý Thái Tôn (1028-1054), để chạy công văn, giấy tờ từ kinh thành ra các tỉnh, triều đình đã đặt ra các trạm thư, các thư tịch cũ gọi là nhà trạm. | Thông tin liên lạc trong lịch sử Việt Nam Khá nhiều người nhầm tưởng rằng từ khi nước ta thuộc Pháp mới bắt đầu có ngành thông tin liên lạc bằng thư từ điện báo điện thoại. Thực ra từ thời Lý Thái Tôn 1028-1054 để chạy công văn giấy tờ từ kinh thành ra các tỉnh triều đình đã đặt ra các trạm thư các thư tịch cũ gọi là nhà trạm. Từ năm Quý Mùi 1043 Lý Thái Tôn đã cho phân chia các đường quan lộ ra từng cung một mỗi cung có đặt một nhà trạm gọi là cung dịch hay là trạm dịch để chạy công văn. Nhà trạm chuyên coi việc chạy công văn giấy tờ từ kinh thành ra các tỉnh lại cùng làm nơi nghỉ chân thay ngựa thay phu của các quan chức sai đi các việc. Mỗi cung đường dài chừng 20 cây số. Tới thời Hồ Quý Ly 1400-1407 nhà Hồ đã mở rộng thêm đường cái quan để thuận tiện việc giao thông liên lạc qua các nhà trạm. Đó chính là hoạt động của ngành bưu điện của Việt Nam thời xưa. Khi Lê Lợi kháng chiến chống nhà Minh 1418 Trần Nguyên Hãn lúc đó đang còn đi bán dầu có nuôi được đôi chim bồ câu và dạy chúng biết đưa thư. Ông đem theo cả đôi chim đưa thư vào Lam Sơn theo phò Lê Lợi. Lúc đóng quân ở thành Võ Ninh ông bị quân Minh vây chặt. Nhưng đôi chim câu ấy đã đem được thư biểu về cho Lê Lợi. Nhờ vậy Lê Lợi đã kịp cho quân đến Võ Ninh phá giặc giải vây cho Trần Nguyên Hãn. Đó là một thành tích đáng kể của hoạt động bưu điện của ta xưa. Qua mỗi triều đại đều có sự chăm lo cho việc bưu chính. Đến cuối thế kỷ 17 nhà Lê đã tổ chức hệ thống bưu chính khá chặt chẽ. Trên các quan lộ đã có 54 cung dịch. Mỗi cung có nhà trạm xây tường lợp lá chung quanh có hào bốn góc đều đặt chòi canh. Mỗi trạm do một người đội trạm phụ trách có một phó đội 10 phu trạm và bốn con ngựa tốt. Các cung phân bố hợp lý dọc đường huyết mạch từ bắc vào nam. Đến triều Nguyễn trạm dịch tăng lên rất nhiều bố trí theo quan lộ từ Huế vào Nam kỳ và từ Huế ra Bắc thành Hà Nội . Những viên chức nhà trạm thuộc Bộ binh trông nom hưởng lương như lính và được miễn mọi tạp dịch. ở các tỉnh thì nhà án sát phát lương và giao công .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.