TAILIEUCHUNG - CUỘC HẸN HÒ CỦA MỸ THUẬT NGA - PHÁP TẠI XỨ SỞ SƯƠNG MÙ

Các họa phẩm của các nghệ sĩ Nga và Pháp, số lượng gần ngang nhau, đã được Nga cho mượn để trưng bày. Cuộc triển lãm nhan đề “Đến từ nước Nga” được tổ chức tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh từ đầu năm cho tới trung tuần tháng 4 vừa qua trưng bày những tác phẩm được sáng tác vào thời kỳ 25 năm cuối thế kỷ 19 tới 25 năm đầu thế kỷ 20. Lúc đầu quảng cáo cho cuộc triển lãm chỉ tập trung vào các họa phẩm Pháp | CUỘC HẸN HÒ CỦA MỸ THUẬT NGA - PHÁP TẠI XỨ SỞ SƯƠNG MÙ ALEXANDER SEROV - Chân dung Sophia Botkin Các họa phẩm của các nghệ sĩ Nga và Pháp số lượng gần ngang nhau đã được Nga cho mượn để trưng bày. Cuộc triển lãm nhan đề Đến từ nước Nga được tổ chức tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh từ đầu năm cho tới trung tuần tháng 4 vừa qua trưng bày những tác phẩm được sáng tác vào thời kỳ 25 năm cuối thế kỷ 19 tới 25 năm đầu thế kỷ 20. Lúc đầu quảng cáo cho cuộc triển lãm chỉ tập trung vào các họa phẩm Pháp. Nhưng tôi thấy thực tế không phải như vậy bởi vì chúng ta đã quá quen với những tác phẩm của Cézanne Matisse Picasso và các họa sĩ ấn tượng chủ nghĩa khác rồi nhưng chúng ta lại chưa quen với các sáng tác của các họa sĩ Nga. Các tác phẩm trừu tượng và bức Chiếc vòng đen-trên-trắng của Kazimir Malevich - bức này được treo trong căn phòng cuối như một dấu chấm hết và cũng dường như để tuyên bố không những sự kết thúc cuộc trưng bày mà còn cả sự cáo chung của phương pháp hội họa cổ xưa nữa - tất cả đều nổi tiếng trong lịch sử mỹ thuật hiện đại ngang với họa phẩm Vũ điệu của Henri Matis Mà tôi cũng không cho rằng tác phẩm của các họa sĩ Pháp là tuyệt hơn. Cái lợi thế trong việc đề cao các tác phẩm Pháp có được ít nhất một phần là do sự tích đi kèm với những tác phẩm đó. Các nhà sưu tầm Nga - đặc biệt là Sergei Ivanovich Shchukin và Ivan Morozov và cả những người khác nữa - đã cảm nhận được ngọn triều dâng hồi đầu thế kỷ trước và đã nắm bắt được thời cơ đó không giống như các nhà sưu tầm khác họ không hề chờ đợi theo đuôi phong trào. Các bộ sưu tập của họ đã bị quốc hữu hóa sau Cách mạng một số người trước kia là chủ nhân các bộ sưu tập thì sau CM đã chuyển sang làm hướng dẫn viên giám tuyển mỹ thuật thậm chí nhân viên soát vé vào cửa . Về sau việc buộc phải chuyển các tác phẩm ấy xuống các tầng hầm của Bảo tàng và sau này sự phục hồi dần dần cuối cùng đi tới thắng lợi của họ đã là một đoạn kết cho câu chuyện về các nhà sưu tầm sau thời kỳ nhục nhã là đến giai đoạn được vinh danh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.