TAILIEUCHUNG - Giáo trình - Luật cạnh tranh- chương 1(p2)

III. LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRÊN THẾ GIỚI 1 Tổng quan chung . Sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước đối với môi trường cạnh tranh Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu, là động lực phát triển của thị trường. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của thị trường, đã có một thời kỳ, nguyên tắc tự do trong cạnh tranh được tôn trọng tuyệt đối đến mức, Nhà nước cho dù là chủ thể của quyền lực xã hội đã không được quyền can thiệp vào các quan hệ thị. | III. LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRÊN THẾ GIỚI KJ Tổng quan chung . Sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước đối với môi trường cạnh tranh Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu là động lực phát triển của thị trường. Tuy nhiên trong lịch sử phát triển của thị trường đã có một thời kỳ nguyên tắc tự do trong cạnh tranh được tôn trọng tuyệt đối đến mức Nhà nước cho dù là chủ thể của quyền lực xã hội đã không được quyền can thiệp vào các quan hệ thị trường. Điều này lý giải tại sao cạnh tranh đã có từ lâu nhưng pháp luật về cạnh tranh lại xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Những lý do cần có sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước đối với môi trường cạnh tranh chính là lý do cần phải có pháp luật với tư cách là công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất của Nhà nước để quản lý xã hội và quản lý nền kinh tế. Khi bàn đến sự cần thiết phải có pháp luật cạnh tranh đối với đời sống kinh tế cũng cần phải làm rõ vai trò kinh tế của Nhà nước tạo nên những lý do chính yếu về sự xuất hiện cũng như xác định giới hạn điều tiết của Nhà nước và pháp luật trong môi trường cạnh tranh. Bất kỳ Nhà nước nào trong lịch sử loài người đều có chức năng kinh tế. Bởi lẽ những biến chuyển cơ bản trong đời sống kinh tế và những thay đổi trong xã hội là nguyên nhân là môi trường thai nghén ra Nhà nước. Chính vì thế Nhà nước là một bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị về kinh tế để thực hiện quyền lực về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng31. Vai trò quản lý kinh tế việc thực hiện quyền thống trị kinh tế thể hiện ở việc bảo đảm quyền lực kinh tế của giai cấp thống trị và ở nội dung duy trì trật tự kinh tế của xã hội. Tùy vào mô hình Nhà nước và tùy vào từng thời kỳ vai trò kinh tế của Nhà nước có nội dung và được thực hiện khác nhau. Trong thời kỳ kinh tế thị trường cổ điển của giai cấp tư bản Nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ an ninh xây dựng luật pháp và xét xử tranh chấp pháp luật chỉ giới hạn ở việc quản lý chung đời sống dân sự và trật tự xã hội. Chức năng đó

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.