TAILIEUCHUNG - VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 5

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 5 Đại than thiền tướng tùng lâm hổ Lão khí hùng thôn thập vạn phu Trực thụ thần phan my địch lũy, Khinh đề tuệ kiếm tiễn hung đồ. Lâm phong mật tụng kỳ quân chú, Hướng nhật liên thư phá tặc phù. Tảo sấn công danh suyền tấu khải, Lăng Yên thiêm họa quốc sư đồ. (Đại Than thiền tướng, cọp rừng thiền, Khí mạnh nuốt trơn muôn vạn binh, Dựng thẳng phan thần, san lũy địch, Nhẹ đưa gươm tuệ, diệt hung quân. Gió qua niệm chú cầu quân thắng,. | VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 5 Đại than thiền tướng tùng lâm hổ Lão khí hùng thôn thập vạn phu Trực thụ thần phan my địch lũy Khinh đề tuệ kiếm tiễn hung đồ. Lâm phong mật tụng kỳ quân chú Hướng nhật liên thư phá tặc phù. Tảo sấn công danh suyền tấu khải Lăng Yên thiêm họa quốc sư đồ. Đại Than thiền tướng cọp rừng thiền Khí mạnh nuốt trơn muôn vạn binh Dựng thẳng phan thần san lũy địch Nhẹ đưa gươm tuệ diệt hung quân. Gió qua niệm chú cầu quân thắng Trời nhắm họa bùa phá địch thành. Sớm bước công danh nhanh báo tiệp Lăng Yên thầy nước vẽ nên tranh. Có thể nói đây là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử dân tộc những nhà sư đã được sử dụng như những người lính phục vụ chiến trường. Đây hẳn là vang bóng của thời kỳ chiến tranh vệ quốc vào những năm 1285 và1288 mà các thiền sư cư sĩ nổi danh như Tuệ Trung với tư cách là Hưng Ninh Vương đã cùng với em mình là Trần Hưng Đạo tiến quân giải phóng Thăng Long vào mùa xuân năm 1285. Từ đó việc thành lập đội quân nhà sư do thiền sư Đại Than chỉ huy vào năm 1381 chứng tỏ thiền phái Trúc Lâm vào cuối thế kỷ 14 đã phát triển rầm rộ. Thực tế bên cạnh đội quân của thiền sư Đại Than ĐVSKTT 8 tờ 16b8 - 17a7 còn ghi lại cuộc khởi nghĩa do thiền sư Phạm Sư Ôn lãnh đạo tại Quốc Oai. Phạm Sư Ôn chắc chắn cũng phải thuộc thiền phái Trúc Lâm. Vì như Lược dẫn thiền phái đồ đã ghi từ đầu thế kỷ thứ 14 chỉ có tông môn của phái thiền Trúc Lâm Y ên Tử là còn phát triển mạnh mẽ những phái khác đều đã tiêu vong. Đến nửa cuối thế kỷ thứ 14 đặc biệt là sau những đợt tổ chức thọ giới do Pháp Loa thực hiện mà con số đã lên tới một vạn rưỡi người tính cho đến năm 1329. Với số lượng tăng ni được thọ giới như thế các chùa chiền của quốc gia Đại Việt chắc hẳn do những vị tăng ni trụ trì. Cho nên Phạm Sư Ôn thuộc về dòng thiền Trúc Lâm là một điều khá dễ hiểu. Thế nhưng tiểu sử của Phạm Sư Ôn cho đến nay vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn thậm chí có người bôi bác coi đây là một cuộc nổi loạn chống lại triều đình và một cuộc nổi loạn do một

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.