TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Tìm hiểu các kiểu (hình thức) tố tụng hình sự "

Trong quá trình cải cách tư pháp nói chung, hịan thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt nam nói riêng, việc tìm hiểu các kiểu tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. | Tìm hiểu các kiểu hình thức tố tụng hình sự LÊ TIẾN CHÂU khoa Luật Hình sự - ĐH Luật Trong quá trình cải cách tư pháp nói chung hịan thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt nam nói riêng việc tìm hiểu các kiểu tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Tuy nhiên qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cho đến nay chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này. Để góp phần làm rõ về mặt lí luận từ đó dẫn đến khả năng tiếp thu những hạt nhân hợp lí của từng kiểu tố tụng trong quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong phạm vi bài viết này chúng ta tìm hiểu các kiểu tố tụng hình sự. Căn cứ vào địa vị pháp lí của các chủ thể thực hiện và vị trí vai trò của các chức năng buộc tội bào chữa và xét xử học thuyết tố tụng hình sự của nước Nga đã phân biệt bốn kiểu tố tụng hình sự cơ bản đã từng tồn tại và phát triển ở những thời kì khác nhau đó là kiểu tố tụng tố cáo kiểu tố tụng thẩm vấn tố tụng xét hỏi kiểu tố tụng tranh tụng và kiểu tố tụng pha trộn. 1. Kiểu tố tụng tố cáo Đây là kiểu tố tụng được hình thành từ thời kì chiếm hữu nô lệ vì vậy nó mang nhiều dấu vết dân chủ của thời kì thị tộc tan rã1. Nó tồn tại và phát triển cực thịnh trong thời kì đầu của xã hội phong kiến. Nét đặc trưng nhất trong hình thức tố tụng này là sự công nhận vị trí đặc biệt của người buộc tội mà người này thường là người bị tội phạm xâm hại. Việc khởi tố hay không khởi tố vụ án phụ thuộc vào ý chí của người buộc tội. Một công thức cổ La Mã đã khẳng định Không có người tố cáo thì không có quan tòa Memo Judex Sine Action . Ở kiểu tố tụng này vai trò của bên buộc tội và bên bào chữa quan trọng như nhau các bên đều có các điều kiện như nhau khi tham gia tranh cãi . Bất kì người nào khi quyền lợi bị xâm hại đều có quyền tố cáo tới cơ quan nhà chức trách có thẩm quyền đây là cơ quan có quyền phán xử bị cáo có tội hay vô tội2. Do chủ thể thực hiện sự buộc tội chính là người bị kẻ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.