TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MỘT BIỆN PHÁP GIẢM ẢNH HƯỞNG CHẤN ĐỘNG ĐÓNG CỌC ĐẾN CÔNG TRÌNH LÂN CẬN"

Biện pháp giảm ảnh hưởng chấn động do đóng cọc nhằm bảo vệ các công trình lân cận bằng đất đắp được kiến nghị và trình bày trong bài báo. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nhằm khẳng định tính khả thi của biện pháp cũng được trình bày. | MỘT BIỆN PHÁP GIẢM ẢNH HƯỞNG CHẤN ĐỘNG ĐÓNG CỌC ĐẾN CÔNG TRÌNH LÂN CẬN TS. TRẦN ĐÌNH NGỌC Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt Biện pháp giảm ảnh hưởng chấn động do đóng cọc nhằm bảo vệ các công trình lân cận bằng đất đắp được kiến nghị và trình bày trong bài báo. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nhằm khẳng định tính khả thi của biện pháp cũng được trình bày. Đặt vấn đề Một trong các biện pháp truyền thống nhằm bảo vệ công tr ình trước tác động của chấn động l à đào hào giảm chấn. Chiều sâu hào giảm chấn thường được xác định bằng 1 3 của bước sóng chấn động 1 . Rõ ràng tác dụng của việc đào hào là có khả năng giảm chấn động vậy thì tác dụng đắp đất ngược lại với biện pháp đào hào sẽ ra sao Bài báo này trình bày kết quả nghiên c ứu lý thuyết và thực nghi ệm về hiệu quả giảm chấn của phương pháp đất đắp. Tính toán lý thuyết Tiến hành tính toán các bài toán truyền sóng trong nền đất gây nên bởi đóng cọc bằng phần mềm VIBRA_SP kết quả cho thấy tác dụng của cả hai biện pháp đào đất và đắp đất trong việc giảm ảnh hưởng chấn động do đóng cọc là tương tự nhau. Trên các hình 1 2 và 3 mô tả kết quả tính toán cho các trường hợp không biện pháp giảm chấn sử dụng hào giảm chấn và sử dụng đắp đất. Tác dụng của việc giảm chấn khi sử dụng phương pháp đào hào giảm chấn và đắp đất được trình bày trong các bi ểu đồ trên hình 4 và hình 5. Hình 1. Hình ảnh vận tốc dao động phương đứng tại thời điểm 0 2 s. Trường hợp không có biện pháp giảm chấn Hình 2. Hình ảnh vận tốc dao động phương đứng tại thời điểm 0 2. Trường hợp có biện pháp giảm chấn hố đào Hình 3. Hình ảnh vận tốc dao động phưong đứng tại thời điểm 0 2 s. Trường hợp có biện pháp giảm chấn bằng phụ tải chất trên mặt đất Khoảng cách m Hình 4. Giá trị vận tốc dao động theo khoảng cách của 2 trường hợp tính toán - Không biện pháp giảm chấn - Giảm chấn bằng hào Khoảng cách m Hình 5. So sánh giá trị vận tốc dao động theo khoảng cách của biện pháp giảm chấn bằng phụ tải mặt đất Không biện pháp giảm chấn Giảm chấn bằng phụ tải mặt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.