TAILIEUCHUNG - Mô hình hóa ứng xử cơ học của vật liệu bê tông nhựa sử dụng tiêu chuẩn dẻo Drucker-Prager và mô hình đàn hồi-dẻo-nhớt của Perzyna

Bài viết "Mô hình hóa ứng xử cơ học của vật liệu bê tông nhựa sử dụng tiêu chuẩn dẻo Drucker-Prager và mô hình đàn hồi-dẻo-nhớt của Perzyna" trình bày một qui luật ứng xử của vật liệu bê tông nhựa khi chịu tác dụng trùng phục của tải trọng xe cộ sử dụng tiêu chuẩn dẻo Drucker-Prager và mô hình đàn hồi–dẻo–nhớt Perzyna trong khuôn khổ chuyển vị và biến dạng lớn. Phương pháp “return mapping” được sử dụng để giải số các phương trình của mô hình và phương pháp phần tử hữu hạn phi tuyến được sử dụng để rời rạc hóa bài toán cơ học. | 1 Hội nghị Cơ học kỹ thuật toàn quốc Đà Nẵng 03-05 08 2015 Mô hình hóa ứng xử cơ học của vật liệu bê tông nhựa sử dụng tiêu chuẩn dẻo Drucker-Prager và mô hình đàn hồi-dẻo-nhớt của Perzyna Nguyễn Huỳnh Tấn Tài1 2 Nguyễn Danh Thắng3 Nguyễn Đình Triều3 1 Trường Đại học Thủ Dầu Một 06 Trần Văn Ơn TP. Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương 2 Công ty CP Đầu tư Xây dựng BMT 36 Võ Văn Tần Q. 3 TP. Hồ Chí Minh 3 Trường Đại học Bách Khoa Đại học Quốc Gia TP. HCM 268 Lý Thường Kiệt Q. 10 TP. Hồ Chí Minh Email liên lạc tainht@ Tóm tắt Bài viết này trình bày một qui luật ứng xử của vật liệu bê tông nhựa khi chịu tác dụng trùng phục của tải trọng xe cộ sử dụng tiêu chuẩn dẻo Drucker-Prager và mô hình đàn hồi dẻo nhớt Perzyna trong khuôn khổ chuyển vị và biến dạng lớn. Phương pháp return mapping được sử dụng để giải số các phương trình của mô hình và phương pháp phần tử hữu hạn phi tuyến được sử dụng để rời rạc hóa bài toán cơ học. Các thông số mô hình của vật liệu bê tông nhựa được tính toán ngược thông qua kết quả thí nghiệm độ sâu vệt hằn bánh xe Hamburg Wheel Tracking Test . Phương pháp trình bày được xác thực thông qua ví dụ tính toán biến dạng mặt đường cụ thể được đối chiếu với số liệu đo đạc thực tế. Từ khóa Tiêu chuẩn dẻo Drucker-Prager Đàn hồi-dẻo-nhớt Perzyna Chuyển vị biến dạng lớn Kết cấu áo đường Biến dạng vĩnh cửu Phương pháp phần tử hữu hạn phi tuyến 1. Phần mở đầu Bê tông nhựa và bê tông xi măng là hai loại vật liệu được dùng làm lớp mặt đường phổ biến nhất hiện nay. So với mặt đường bê tông xi măng mặt đường bê tông nhựa có nhiều ưu điểm như dễ thi công dễ sửa chữa và tạo được sự êm thuận cho phương tiện lưu thông. Tuy nhiên mặt đường bê tông nhựa có một nhược điểm là dễ biến dạng. Sau một thời gian khai thác sẽ không còn bằng phẳng như lúc ban đầu mà bị lún xuống tại vị trí vệt bánh xe đồng thời trồi lên ở hai bên gây nguy hiểm cho việc lưu thông của các phương tiện. Đây được gọi là hiện tượng hằn lún vệt bánh xe. Bê tông nhựa là một loại vật liệu có tính dẻo

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.