TAILIEUCHUNG - Biểu tượng thiên nhiên trong Quốc Âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập từ góc nhìn văn hóa

Bài viết trình bày phân tích một số biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập, so sánh sự tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật xây dựng các biểu tượng thiên nhiên, lý giải từ tư tưởng thời đại và phong cách cá nhân của các tác giả. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 7 2016 67 BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP V0 BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Phạm Thị Huyền Trang1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Trong bài viết này chúng tôi phân tích một số biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập so sánh sự tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật xây dựng các biểu tượng thiên nhiên lý giải từ tư tưởng thời đại và phong cách cá nhân của các tác giả. Từ khóa Quốc âm thi tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập biểu tượng thiên nhiên. 1. MỞ ĐẦU Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai tác giả lớn không chỉ trong văn học trung đại mà đối với cả nền văn học Việt Nam. Nếu như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - tác phẩm mở đầu đã là đỉnh cao của thơ Nôm trung đại thì Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một cột mốc quan trọng trong quá trình vận động và phát triển thơ Nôm Đường luật ở nước ta. Vấn đề nhìn nhận hai tác giả ở thế đối chiếu với nhau khi xây dựng hệ thống biểu tượng nghệ thuật thiên nhiên trong hai tập thơ Nôm kiệt tác Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập giúp chúng ta đưa ra những kết luận sâu sắc hơn về sự cống hiến của hai tác giả đối với tiến trình văn học dân tộc. Từ trước tới nay có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ biểu tượng . Việc cắt nghĩa giải nghĩa các biểu tượng không phải là việc dễ dàng bởi mỗi biểu tượng đều có nội hàm mở. Pêtit Larousse 1993 quan niệm Biểu tượng là một dấu hiệu ám ảnh con vật hay đồ vật biểu thị một điều trừu tượng nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó . Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới Jean Chevalier - Alain Gheerbrant cho rằng Biểu tượng được dùng với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và chú ý nhiều ở ý nghĩa tượng trưng 2 tr. 268 . Như vậy chúng ta có thể rút ra một số kết luận về biểu 1 Nhận bài ngày gửi phản biện và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Phạm Thị Huyền Trang Email pthtrang@ 68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI tượng Thứ nhất

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.