TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp Cellobiose Dehydrogenase từ một số loài nấm phân lập ở rừng mưa phía Bắc Việt Nam

Bài viết trình bày một số kết quả sàng lọc hoạt tính CDH của một số chủng nấm phân lập tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) và Mường Phăng (Điện Biên) và lần đầu tiên xác định hoạt tính enzyme này từ loài nấm phân lập Coprinellus aureogranulatus MPG14. | Nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp Cellobiose Dehydrogenase từ một số loài nấm phân lập ở rừng mưa phía Bắc Việt Nam Tạp chí Công nghệ Sinh học 18 1 135-145 2020 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CELLOBIOSE DEHYDROGENASE TỪ MỘT SỐ LOÀI NẤM PHÂN LẬP Ở RỪNG MƯA PHÍA BẮC VIỆT NAM Vũ Đình Giáp Thái Thị Mỹ Hiệp Đỗ Hữu Nghị Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail dohnghi@ Ngày nhận bài Ngày nhận đăng TÓM TẮT Enzyme từ nấm được biết đến có khả năng thủy phân hiệu quả vật liệu giàu lignocellulose. Quá trình phân hủy này cần nhiều enzyme tham gia hoạt động phối hợp để thủy phân cấu trúc polymer. Trong số đó một số enzyme oxi hóa cần thiết như lignin peroxidase mangan peroxidase hay laccase. Cellobiose dehydrogenase CDH là enzyme ngoại bào được sinh tổng hợp ở nhiều loài nấm khác nhau chúng được phát hiện đầu tiên vào năm 1974 bởi Westermark trong nấm thối trắng Trametes verscolor và Phanerochaete chrysosporium. Vai trò sinh học của CDH đã được chứng minh tham gia vào sự phân hủy các polymer như cellulose hemicellulose và lignin bằng cách tạo ra gốc hydroxyl thông qua phản ứng Fenton. CDH có các đặc tính xúc tác và điện hóa sinh học độc đáo đã được sử dụng trong cảm biến sinh học để phát hiện cellodextrin maltose lactose và các hợp chất diphenol hoặc trong các ứng dụng y sinh như sản xuất axít lactobionic. Vì thế CDH là một thành phần quan trọng của hệ thống enzyme ngoại bào để phân giải lignocellulose. Trong nghiên cứu này 47 chủng nấm phân lập tại 2 vùng sinh thái rừng quốc gia Cúc Phương Mường Phăng được sàng lọc hoạt tính enzyme CDH. Trong đó 33 chủng biểu hiện hoạt tính CDH từ 8 89 đến 74 4 U L khi phát triển trên môi trường rắn cơ chất rơm. Chủng thể hiện hoạt tính cao nhất được xác định là Coprinellusaureogranulatus MPG14 với hoạt độ CDH đạt 77 4 U L trên môi trường cơ bản và 237 4 U L ở điều kiện thích hợp bổ sung nguồn carbon từ α-cellulose 20 g L nguồn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.