TAILIEUCHUNG - Hàm Long sơn chí - Quyển thứ nhất

Chùa Báo Quốc 報國寺 nằm trên đồi Hàm Long phía tây đường Điện Biên Phủ, theo con đường nhựa rẽ vào trước khi lên dốc Nam Giao, tây giáp thôn Lịch Đợi (vì nơi đây có miếu Lịch Đại Đế Vương do triều Nguyễn xây để thờ vua các đời trước), bắc giáp Ga Huế, nam và đông giáp ấp Trường Giang của xã Phú Xuân cổ, nay thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế. Chùa do Giác Phong lão tổ(3) khai sơn vào cuối thế kỷ XVII, nguyên chỉ là một thảo am, lấy theo tên núi, tức 含龍天授寺 Hàm Long Thiên Thụ tự (địa phượng đọc “thụ” thành “thọ”; gọi tắt là chùa Hàm Long). Năm 1747, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho xây dựng và mở rộng quy mô, ban tên Báo Quốc tự và câu đối. Từ năm 1786, triều Tây Sơn sung công, dùng làm kho chứa thuốc súng (diêm tiêu) và mở xưởng rèn binh khí. Sau khi vua Gia Long khôi phục Phú Xuân, chùa đã hoang tàn không còn gì. Năm 1807, bà Hiếu Khương (Khang) Hoàng hậu (Nguyễn Thị Hoàn, mẹ vua Gia Long) bỏ tiền ra tái thiết, xây chính điện, nhiều nhà phụ, cổng tam quan đồ sộ, và đổi tên Thiên Thụ tự. Các vua Nguyễn thường lên chùa lễ Phật, ngoạn cảnh, tổ chức giới đàn. Năm 1825, vua Minh Mạng cho dùng lại tên Báo Quốc, rồi nhân dịp lễ Tứ tuần đại khánh năm 1830, ban lệnh gọi chư tăng toàn quốc về tập trung tại đây để dự sát hạch, cấp giới điệp. Cổng chùa được trùng tu năm 1875, còn nguyên đến nay. | Hàm Long sơn chí - Quyển thứ nhất 6 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (152) . 2018 HÀM LONG SƠN CHÍ QUYỂN THỨ NHẤT Giám định: Đại sư Tâm Truyền, tăng cang chùa Diệu Đế. (Y theo lệ cương mục. Điềm Tịnh cư sĩ kính ghi chép từ năm Thành Thái thứ tám [1896] trở về trước; từ năm thứ chín [1897] trở về sau do Như Như đạo nhân chép tiếp).(1) BÁO QUỐC TỰ SỰ LỤC (Ghi chép về lịch sử chùa Báo Quốc) Lời dẫn(2) Chùa Báo Quốc 報國寺 nằm trên đồi Hàm Long phía tây đường Điện Biên Phủ, theo con đường nhựa rẽ vào trước khi lên dốc Nam Giao, tây giáp thôn Lịch Đợi (vì nơi đây có miếu Lịch Đại Đế Vương do triều Nguyễn xây để thờ vua các đời trước), bắc giáp Ga Huế, nam và đông giáp ấp Trường Giang của xã Phú Xuân cổ, nay thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế. Chùa do Giác Phong lão tổ(3) khai sơn vào cuối thế kỷ XVII, nguyên chỉ là một thảo am, lấy theo tên núi, tức 含龍天授寺 Hàm Long Thiên Thụ tự (địa phượng đọc “thụ” thành “thọ”; gọi tắt là chùa Hàm Long). Năm 1747, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho xây dựng và mở rộng quy mô, ban tên Báo Quốc tự và câu đối. Từ năm 1786, triều Tây Sơn sung công, dùng làm kho chứa thuốc súng (diêm tiêu) và mở xưởng rèn binh khí. Sau khi vua Gia Long khôi phục Phú Xuân, chùa đã hoang tàn không còn gì. Năm 1807, bà Hiếu Khương (Khang) Hoàng hậu (Nguyễn Thị Hoàn, mẹ vua Gia Long) bỏ tiền ra tái thiết, xây chính điện, nhiều nhà phụ, cổng tam quan đồ sộ, và đổi tên Thiên Thụ tự. Các vua Nguyễn thường lên chùa lễ Phật, ngoạn cảnh, tổ chức giới đàn. Năm 1825, vua Minh Mạng cho dùng lại tên Báo Quốc, rồi nhân dịp lễ Tứ tuần đại khánh năm 1830, ban lệnh gọi chư tăng toàn quốc về tập trung tại đây để dự sát hạch, cấp giới điệp. Cổng chùa được trùng tu năm 1875, còn nguyên đến nay. Trong các vị trụ trì cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nổi tiếng nhất là sư Tâm Truyền. Sư thế danh Đỗ Lương Duyên, người làng Bích Khê, huyện Đăng Xương (sau đổi Thuận Xương), Quảng Trị, sinh ngày 13 tháng Giêng năm .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.