TAILIEUCHUNG - Mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - từ lí thuyết đến vận dụng
Bài viết dựa trên những nghiên cứu đi trước, căn cứ vào cơ sở pháp lí và khảo sát thực trạng tại một số trường ở Việt Nam bước đầu đề xuất khung mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội- là cơ sở quan trọng để thiết kế các chỉ báo đánh giá mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay. | Mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - từ lí thuyết đến vận dụng HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 9, pp. 34-45 This paper is available online at MÔ HÌNH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH, XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH - TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN VẬN DỤNG Nguyễn Thị Ngọc Liên và Nguyễn Văn Biên Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Mối quan hệ nhà trường, gia đình, xã hội là nền tảng quan trọng tạo nên thành công trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Điều này đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế. Bài báo dựa trên những nghiên cứu đi trước, căn cứ vào cơ sở pháp lí và khảo sát thực trạng tại một số trường ở Việt Nam bước đầu đề xuất khung mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội- là cơ sở quan trọng để thiết kế các chỉ báo đánh giá mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay. Từ khóa: Mô hình, phối hợp, giáo dục đạo đức, lối sống, gia đình, nhà trường, xã hội 1. Mở đầu Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách- theo cách gọi của Tâm lí học, hay là quá trình xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân- theo cách gọi của Xã hội học. Dù xét theo khía cạnh khoa học nào đi nữa, thì quá trình hình thành và định hình đạo đức cho cá nhân không phải là việc làm mà một người, một tổ chức chịu trách nhiệm, lại càng không phải là việc diễn ra trong ngắn hạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò cũng như mối quan hệ của các lực lượng khác nhau trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ: Nghiên cứu của Epstein từ năm 1997 về 6 kiểu tham gia của gia đình vào hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường [1]; nghiên cứu của Griffin [2] cung cấp những lợi ích hay của Yanghee về những rào cản của mối quan hệ giữa gia đình nhà trường. Hay gần đây hơn là nghiên .
đang nạp các trang xem trước