TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu lựa chọn phụ gia, hàm lượng phụ gia tăng khả năng bám dính cho mỡ chịu mặn
Bài báo đề cập tới việc nghiên cứu lựa chọn loại phụ gia, hàm lượng phụ gia tăng khả năng bám dính cho mỡ chịu mặn sử dụng trong môi trường khí hậu biển đảo Việt Nam nhằm đảm bảo cho mỡ vừa có khả năng bảo quản vừa có khả năng bôi trơn, tăng cường khả năng cơ động, sẵn sàng chiến đấu đối với các loại VKTBKT do không phải tẩy, rửa lớp mỡ cũ. | Nghiờn cứu lựa chọn phụ gia, hàm lượng phụ gia tăng khả năng bỏm dớnh cho mỡ chịu mặn Nghiên cứu khoa học công nghệ Nghiên cứu lựa chọn phụ gia, hàm lượng phụ gia tăng khả năng bám dính cho mỡ chịu mặn Nguyễn văn cành Tóm tắt: Bài báo đề cập tới việc nghiên cứu lựa chọn loại phụ gia, hàm lượng phụ gia tăng khả năng bám dính cho mỡ chịu mặn sử dụng trong môi trường khí hậu biển đảo Việt Nam nhằm đảm bảo cho mỡ vừa có khả năng bảo quản vừa có khả năng bôi trơn, tăng cường khả năng cơ động, sẵn sàng chiến đấu đối với các loại VKTBKT do không phải tẩy, rửa lớp mỡ cũ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã chọn được loại phụ gia thích hợp cho mục tiêu trên đó là crếp. Với khối lượng (KL) khoảng 1,5 2% crếp trong mỡ đã cho khả năng bám dính tăng đáng kể thông qua các chỉ tiêu cụ thể đó là: Nhiệt độ tuột theo GOST 6037-75 và phương pháp xác định khả năng rửa trôi nước của mỡ theo ASTM D1264. Từ khoá: Phụ gia crếp, Khả năng bám dính, Mỡ chịu mặn. 1. Mở đầu Một trong những chỉ tiêu quan trọng của mỡ chịu mặn sử dụng trong môi trường khí hậu biển đảo Việt Nam là khả năng bám dính của mỡ. Đối với một số loại mỡ như: mỡ xà phòng bari, xà phòng nhôm thì bản chất chúng đã có khả năng bám dính khá tốt trên các nền vật liệu khác nhau (kim loại, polime, compozit, dụng cụ quang học ) [1] do khung cấu trúc của mỡ ở dạng sợi. Tuy nhiên, các loại mỡ trên có nhiệt độ nhỏ giọt, nhiệt độ sử dụng tương đối thấp nên người ta thường sử dụng mỡ chịu mặn với mục đích bảo quản là chính. Việc nghiên cứu lựa chọn các loại phụ gia làm tăng khả năng bám dính đối với mỡ bản chất đã có nhiệt độ nhỏ giọt, nhiệt độ sử dụng cao hơn như mỡ xà phòng liti, mỡ xà phòng canxi, mỡ bentonit đã và đang được quan tâm nghiên cứu, nhằm đáp ứng khả năng bảo quản và vẫn duy trì khả năng bôi trơn của mỡ. Hướng ứng dụng cho các loại mỡ trên là được sử dụng cho vùng khí hậu biển đảo, nhất là khí hậu biển đảo Việt Nam. Hiện nay có nhiều loại phụ gia tăng khả năng bám
đang nạp các trang xem trước