TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu kỹ thuật tưới nước tiết kiệm và dạng phân bón sử dụng qua nước tưới cho cà phê vùng Tây Nguyên

Đề tài được tiến hành để nghiên cứu kỹ thuật tưới nước tiết kiệm và dạng phân bón sử dụng qua nước tưới cho cà phê vùng Tây Nguyên. Nước và phân bón là 2 yếu tố không thể thiếu và thay thế đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Hiện nay sản xuất còn gặp phải một số thách thức như diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh, thiếu nước tưới, ảnh hưởng khô hạn ngày càng nghiêm trọng và phổ biến, đặc biệt hiệu quả sử dụng nước, phân bón còn rất thấp, ước tính theo hiệu suất sử dụng phân đạm 33-43%, lân 3-7% và kali 35-48% K (Tôn Nữ Tuấn Nam, Trương Hồng, 1999). | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ DẠNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG QUA NƯỚC TƯỚI CHO CÀ PHÊ VÙNG TÂY NGUYÊN Nguyễn Đức Dũng1, Nguyễn Xuân Lai1, Nguyễn Quang Hải1, Nguyễn Duy Phương1, Nguyễn Đình Thông1, Vũ Đình Hoàn1 Hồ Công Trực2, Lương Đức Trí2 và CTV. 1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Phường Đức Thắng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội. 1 Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên Hòa Thắng - Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước và phân bón là 2 yếu tố không thể thiếu và thay thế đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Theo đánh giá của (2004) đối với cây lâu năm, cây công nghiệp như chè, cà phê, nước có thể tăng năng suất từ 25 - 50% và phân bón có thể tăng năng suất từ 10 - 15%. Ở các nước trên thế giới việc bón phân qua nước tưới đã được áp dụng phổ biến với mục tiêu là tiết kiệm nước tưới và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón vì phân bón và nước tưới được tập trung chủ yếu ở vùng rễ do vậy cây có thể hấp thụ được ngay (Clark và cộng sự, 1991). Việc bón phân qua nước tưới thường áp dụng với phương pháp tưới nhỏ giọt (Charles Marr, 1993), đã được phát triển rộng rãi ở Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore,. Cà phê là một trong những cây lâu năm có diện tích lớn tại Việt Nam (chỉ sau cây cao su) với diện tích gieo trồng 641,7 nghìn ha, sản lượng đạt 1,39 triệu tấn/năm, năng suất trung bình 2,36 tấn/ha, tổng giá trị xuất khẩu của cà phê đã có năm đạt tới 3,67 tỷ US$ (2012) (Tổng Cục Thống Kê, 2014). Tuy vậy, hiện nay sản xuất còn gặp phải một số thách thức như diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh, thiếu nước tưới, ảnh hưởng khô hạn ngày càng nghiêm trọng và phổ biến, đặc biệt hiệu quả sử dụng nước, phân bón còn rất thấp, ước tính theo hiệu suất sử dụng phân đạm 33 - 43%, lân 3 - 7% và kali 35 - 48% K (Tôn Nữ Tuấn Nam, Trương Hồng, 1999). Với mức phân bón thực tế người dân sử dụng (411,5 kg N + 185 kg

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.