TAILIEUCHUNG - Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa N25

Nội dung bài viết trình bày giống lúa N25 chọn lọc từ giống gốc 9311 được xử lý bằng tia gamma nguồn Co60 ở vụ Mùa 2005. Việc chọn lọc được thực hiện từ thế hệ M2 theo phương pháp chọn lọc phả hệ. Giống lúa N25 có đặc điểm tốt như: Thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày trong mùa hè), năng suất cao (6,2-6,7 tấn/ha trong mùa xuân; 5,5-6,3 tấn/ha trong mùa hè), chất lượng gạo tốt (hàm lượng amylose 17,2%). Giống lúa N25 kháng vừa với bệnh đạo ôn (điểm 3) và một số sâu bệnh khác như bệnh bạc lá, rầy nâu. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG LÚA N25 Hà Văn Nhân, Trần Thị Liền, Nguyễn Thành Luân, Hoàng Sĩ Tiến, Phạm Thị Bích, Nguyễn Thị Lý, Trần Thị Khen Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm TÓM TẮT Giống lúa N25 chọn lọc từ giống gốc 9311 được xử lý bằng tia gamma nguồn Co60 ở vụ Mùa 2005. Việc chọn lọc được thực hiện từ thế hệ M2 theo phương pháp chọn lọc phả hệ. Giống lúa N25 có đặc điểm tốt như: thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày trong mùa hè), năng suất cao (6,2-6,7 tấn / ha trong mùa xuân; 5,5 - 6,3 tấn / ha trong mùa hè), chất lượng gạo tốt (hàm lượng amylose 17,2%). Giống lúa N25 kháng vừa với bệnh đạo ôn (điểm 3) và một số sâu bệnh khác như bệnh bạc lá, rầy nâu. Tính đến năm 2016, N25 đã được gieo cấy với diện tích gần 500 ha ở các tỉnh như: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vv. Với thời gian sinh trưởng cực ngắn, N25 có thể tham gia hiệu quả vào hệ thống luân canh 3-4 vụ sản xuất mỗi năm. Điều đó góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo an ninh lương thực. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã và đang là mục tiêu to lớn của ngành trồng trọt. Chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ sử dụng giống dài ngày sang giống lúa ngắn ngày và cực ngắn ngày là để tạo quỹ thời gian cần thiết cho cây trồng vụ đông ưa ấm như: Ngô, Lạc, Đậu tương, các cây họ bầu bí, khoai nhiên, hiện nay trên địa bàn các tỉnh phía Bắc diện tích lúa được gieo trồng chủ yếu vẫn là các giống như KD18, Q5 có thời gian sinh trưởng 105-110 ngày (hoặc những giống có thời gian sinh trưởng tương đương). Sở dĩ các giống này chiếm tỷ trọng lớn vì chúng có tính thích ứng rộng, năng suất ổn định. Nhưng để tạo quỹ đất cho các cây vụ Đông ưa ấm phát triển (gieo trồng cuối tháng 8 và đầu tháng 9 thay vì trước đây gieo khoảng 25/9), thì cần phải có những giống lúa mới ngắn ngày hơn, chất lượng gạo cao hơn. Bên cạnh đó biến đổi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.