TAILIEUCHUNG - Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự - yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam và các nước, cũng như thực tiễn thi hành, tác giả đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS ở Việt Nam với tư cách là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người trong giai đoạn cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 221-239 Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự - yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người Nguyễn Ngọc Chí** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 9 năm 2011 Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam và các nước, cũng như thực tiễn thi hành, tác giả đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS ở Việt Nam với tư cách là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người trong giai đoạn cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. * Pháp luật TTHS có vai trò và ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ quyền con người những năm qua, đặc biệt từ khi chúng ta thực hiện đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Bộ luật TTHS năm 2003 ra đời đã phản ánh xu hướng đổi mới của hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, xây dựng xã hội dân sự. Bộ luật TTHS năm 2003 là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền phát hiện nhanh chóng, kịp thời đối với mọi hành vi phạm tội xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời quy định chặt chẽ các thủ tục tố tụng hạn chế tới mức tối đa sự lợi dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng (THTT), người THTT xâm phạm quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án. Chính vì vậy mà thời gian qua các vụ án oan, sai đã có chiều hướng giảm, các vụ việc oan, sai được các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường thỏa đáng theo tinh thần Nghị quyết 388 và Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2010. Tuy nhiên, hiện tượng bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội vẫn còn diễn biến phức tạp, các quyền con người vẫn còn bị xâm phạm gây ra sự thiếu tin tưởng của nhân dân vào hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 “Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã nhận định: “Hệ .
đang nạp các trang xem trước