TAILIEUCHUNG - Thực trạng giải quyết xung đột tâm lí trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh
Với học sinh trung học cơ sở, xung đột tâm lí không chỉ ảnh hưởng đến bầu không khí giữa các em với nhau mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm lí, đến hiệu quả học tập, đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Xung đột tâm lí trong giao tiếp với bạn của học sinh trung học cơ sở cũng cần có cách giải quyết xung đột riêng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 7-10; 6 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM LÍ TRONG GIAO TIẾP VỚI BẠN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hiền - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 15/09/2018; ngày sửa chữa: 12/10/2018; ngày duyệt đăng: 26/10/2018. Abstract: Psychological Conflict is a social phenomenon which occurs in every organization, activity, or conflict occurs between individuals, individuals, groups, and groups. With secondary school students, psychological conflicts not only affect the atmosphere between the children but also directly affect the psychological life, learning efficiency, the formation and development. their personality. Depend on conflict situation, the level of conflict, the type of conflict. there will be different ways of resolving conflict. Psychological conflicts with adolescent friends also need to be solved separately, in accordance with age-specific psychophysiological characteristics. Keywords: Conflict, psychological conflict, communication, secondary school students. hoạt động; thu thập thông tin về xung đột và những nhu cầu của các bên; xác định chính xác nội dung của xung đột; đưa ra những ý kiến về giải pháp; chọn lấy một phương án tối ưu; đạt được sự đồng ý của hai bên” [1; tr 63]. Để làm được điều này thì cá nhân xung đột phải có những kĩ năng cần thiết như: kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thâu tóm vấn đề, tư duy sáng tạo, biết đồng cảm. Tác giả Nguyễn Đình Mạnh (2007) đưa ra 3 cách thức giải quyết xung đột: 1) Lảng tránh xung đột: không muốn gặp mặt, im lặng khi buộc phải gặp nhau; lảng tránh cả những người muốn giúp đỡ, hòa giải; 2) Đấu tranh với thái độ bất cần: bất cần suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân gây ra xung đột, không quan tâm đến ý kiến quan điểm của người kia, tranh luận đến cùng để bảo vệ ý kiến và dọa chấm dứt tình cảm nếu không được đáp ứng; 3) Cùng hợp tác với thái độ chân thành: hai người tích cực tìm hiểu để phát hiện nguyên nhân chính
đang nạp các trang xem trước