TAILIEUCHUNG - Quy định số chuyên gia trong “biên chế cơ hữu” là chính sách cam phận đi sau về khoa học
Luật KH&GD và Luật Giáo dục đại học quy định phải có chuyên gia trong biên chế cơ hữu. Đây là những quy định tưởng hiển nhiên đúng, nhưng nó lại là hiển nhiên sai, do “Tính mới” của khoa học quy định. Bài viết chỉ ra sự cần thiết phải tư duy lại triết lý phát triển khoa học, với tư tưởng chủ đạo là tôn trọng tính mới của khoa học, chống lại nguy cơ kéo lùi sự phát triển khoa học của đất nước. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 42-47 TRAO ĐỔI/DICUSSION Quy định số chuyên gia trong “biên chế cơ hữu” là chính sách cam phận đi sau về khoa học Vũ Cao Đàm* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 5 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 6 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 8 năm 2015 Tóm tắt: Luật KH&GD và Luật Giáo dục đại học quy định phải có chuyên gia trong biên chế cơ hữu. Đây là những quy định tưởng hiển nhiên đúng, nhưng nó lại là hiển nhiên sai, do “Tính mới” của khoa học quy định. Bài viết chỉ ra sự cần thiết phải tư duy lại triết lý phát triển khoa học, với tư tưởng chủ đạo là tôn trọng tính mới của khoa học, chống lại nguy cơ kéo lùi sự phát triển khoa học của đất nước. Từ khóa: Khoa học, giáo dục, biên chế cơ hữu, tư tưởng ăn sẵn, tư tưởng tự ti, mặc cảm thua kém, kẻ đi sau, tính mới. 3b) Có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ cùng ngành đề nghị cho phép đào tạo, trong đó có ít nhất 3 người cùng chuyên ngành. 1. Dẫn nhập∗ Điều 23 Luật Giáo dục đại học quy định việc mở ngành đào tạo phải có chuyên gia trong biên chế cơ hữu; Điều 2, Thông tư 38/2010/TTBGDĐT, ngày 22/12/2010, Khoản 3, với các tiểu khoản rất cụ thể như sau: Nghị định số 08/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ, Điều 4, Khoản 2 cũng quy định phải có chuyên gia trong biên chế cơ hữu của ngành khoa học dự kiến được mở ra hoạt động. 3a) Giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên tham gia giảng dạy ít nhất 70% chương trình đào tạo. Đối với phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, giảng viên tham gia giảng dạy lý thuyết phải có trình độ tiến sĩ; Các quy định này thoạt nghe thấy rất hợp lý, vì không có chuyên gia trong biên chế cơ hữu thì làm sao đảm bảo hoạt động nghiên cứu và đào tạo? Nhưng suy nghĩ sâu một chút, thì hoàn toàn có thể nhận ra một đại vấn đề trong triết lý chính sách khoa học và giáo .
đang nạp các trang xem trước