TAILIEUCHUNG - Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và xác định các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng tại hộ gia đình ở hai tỉnh Long An và Hậu Giang

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định cơ cấu sử dụng nước và đánh giá chất lượng nước nông thôn thông qua các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh tại 2 tỉnh Long An và Hậu Giang. Xác định các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng tại các hộ gia đình. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN VÀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ Ô NHIỄM ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NƯỚC SỬ DỤNG TẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở HAI TỈNH LONG AN VÀ HẬU GIANG Đặng Ngọc Chánh*, Vũ Trọng Thiện*, Nguyễn Xuân Thủy* và Cs TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tại khu vực ĐBSCL, khoảng 57% người dân nông thôn vẫn còn sử dụng nước bề mặt cho mục đích sinh hoạt, ăn uống. Khảo sát chất lượng nước nông thôn và xác định các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước tại các hộ gia đình là rất cần thiết đề nâng cao hiệu quả sử dụng nước tại các vùng nông thôn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định cơ cấu sử dụng nước và đánh giá chất lượng nước nông thôn thông qua các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh tại 2 tỉnh Long An và Hậu Giang. Xác định các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng tại các hộ gia đình. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, địa bàn khảo sát là 2 tỉnh Long An và Hậu Giang vào năm 2007. Các chỉ tiêu lý hóa và vi sinh được thử nghiệm theo các phương pháp chuẩn TCVN và được đánh giá theo tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT. Các yếu tố ô nhiễm được xác định theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới. Kết quả nghiên cứu: Tại Long An tỷ lệ sử dụng nước cấp theo đường ống là 27,2%; các hộ gia đình vẫn còn thích sử dụng nước mưa (26,3%). Tại tỉnh Hậu Giang 38% các hộ gia đình thích sử dụng nước bề mặt; tỷ lệ sử dụng nước giếng khoan là 21,6%. Nhìn chung mẫu nước đạt tiêu chuẩn của của Long An (44,9%) cao hơn so với Hậu Giang (23,9%). Các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước giếng ở mức trung bình, không có rào chắn gia súc (78%); gần nhà tiêu (65%); gần bãi rác, phân súc vật (32%). Các yếu tố ô nhiễm đối với nước mặt chiếm tỷ lệ cao là: không rào chắn ngăn súc vật (97%); chăn thả trâu bò, vịt tại nguồn nước (24%). Đối với nước mưa không có bộ phận chắn rác, bộ phận lọc chiếm tỷ lệ cao (83%); dụng cụ múc nước gần các nguồn ô nhiễm chiếm tỷ lệ 20%. Kết luận: Tỷ lệ người dân vùng nông thôn tiếp cận với nguồn nước sạch và an

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.