TAILIEUCHUNG - Khả năng ức chế enzyme collagenase của dẫn xuất N-(cinnamyl) chitooligosaccharide

Dẫn xuất N- (cinnamyl) chitooligosaccharide (CCOS) tổng hợp được với hiệu suất 50,64% và độ thay thế đạt 72,22% có hoạt tính ức chế enzyme collagenase (một nhóm trong họ matrix metalloproteinase-họ enzyme liên quan đến khả năng di căn của ung thư). So với đối chứng dương, hiệu quả ức chế collagenase của CCOS là 58,23% ở nồng độ 1000 µg/ml. | Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 20, số K3-2017 83 Khả năng ức chế enzyme collagenase của dẫn xuất N-(cinnamyl) chitooligosaccharide Lê Minh Xuân, Nguyễn Duy Khánh, Trần Đăng Khoa, Trần Quốc Tuấn, Ngô Đại Nghiệp Tóm tắt—Chitooligosaccharide (COS) với trọng lượng phân tử 4633 Da và độ deacetyl hóa đạt 84,67% được tạo ra từ quá trình thủy phân chitosan bằng cellulase ở nhiệt độ phòng (33 1oC). COS này, sau đó, được biến đổi hóa học bằng cách gắn cinnamaldehyde vào các nhóm amino trên phân tử COS. Dẫn xuất N(cinnamyl) chitooligosaccharide (CCOS) tổng hợp được với hiệu suất 50,64% và độ thay thế đạt 72,22% có hoạt tính ức chế enzyme collagenase (một nhóm trong họ matrix metalloproteinase-họ enzyme liên quan đến khả năng di căn của ung thư). So với đối chứng dương, hiệu quả ức chế collagenase của CCOS là 58,23% ở nồng độ 1000 µg/ml. Ngoài ra, khả năng gây độc của CCOS cũng được đánh giá thông qua phương pháp MTT (MTT-muối tetrazolium), kết quả cho thấy, dẫn xuất không gây độc đối với tế bào động vật (dòng tế bào HT1080 được sử dụng trong nghiên cứu này) và như vậy có thể thử nghiệm và ứng dụng trên các hệ thống sống. Từ khóa—chitooligosaccharide (COS), N-aryl COS, collagenase, ức chế enzyme, chitosan Bài báo đã nhận vào ngày 15 tháng 3 năm 2017, đã được phản biện chỉnh sửa vào ngày 01 tháng 11 năm 2017. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số . Lê Minh Xuân, Bộ môn Sinh hóa, Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG-HCM. Nguyễn Duy Khánh, Bộ môn Sinh hóa, Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG-HCM (Đồng tác giả thứ nhất). Trần Đăng Khoa, Bộ môn Sinh hóa, Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG-HCM. Trần Quốc Tuấn, Bộ môn Sinh hóa, Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQG . Ngô Đại Nghiệp, Bộ môn Sinh hóa, Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học và Phòng thí nghiệm Công .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.