TAILIEUCHUNG - Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính thông qua dạy học trên lớp chương “Lượng tử ánh sáng” (Vật lí 12)
Bài trình bày kết quả nghiên cứu tiến trình dạy học trên lớp theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính thông qua dạy học ở trên lớp chương “Lượng tử ánh sáng” (Vật lí 12). Kết quả nghiên cứu cho thấy, máy vi tính là phương tiện hỗ trợ hiệu quả trong việc phát triển được năng lực tự học của học sinh. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 182-188 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH THÔNG QUA DẠY HỌC TRÊN LỚP CHƯƠNG “LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” (VẬT LÍ 12) Lê Thanh Huy, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Nguyễn Thị Bích Hòa - Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài: 10/06/2018; ngày sửa chữa: 13/06/2018; ngày duyệt đăng: 28/06/2018. Abstract: The article presents the results of the study on the process of teaching in the classroom towards developing competence of self-learning for students with the support of computers through teaching in class chapter “Light quantum” (Physics 12). Research results show that computers are effective support tool to devolop the self-learning capacity of students. Keywords: Self-learning capacity, computers, light quantum. 1. Mở đầu Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến thức, kĩ năng cho học sinh (HS) mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dưỡng cho họ các năng lực: năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học (NLTH), để từ đó có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại. Việc ứng dụng máy vi tính (MVT) vào quá trình dạy học sẽ góp phần vào việc cải tiến và nâng cao tính tích cực và chất lượng giáo dục toàn diện. MVT được xem là một phương tiện hiện đại đa chức năng. Với ứng dụng những tính năng hiện đại của MVT, đặc biệt MVT có kết nối với mạng Internet, giáo viên (GV) có thể thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức, đồng thời người học có thể tạo ra được sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động, bồi dưỡng NLTH, tự chiếm lĩnh tri thức của nhân loại “Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời”, chính vì vậy từ những năm 2001, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy .
đang nạp các trang xem trước