TAILIEUCHUNG - Chiết collagen từ da cá hồi (oncorhynchus mykiss) bằng phương pháp hóa học
Collagen của da cá hồi đã được tách chiết bằng phương pháp hóa học. Dung môi tách chiết là axit axetic. Hàm mục tiêu của các thí nghiệm tách chiết là độ nhớt – đo bằng nhớt kế OSVAL. Điều kiện của quá trình tách chiết được tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Methodology). | Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) 108-117 CHIẾT COLLAGEN TỪ DA CÁ HỒI (Oncorhynchus mykiss) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC Lê Phan Thùy Hạnh*, Trần Quyết Thắng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm *Email: hanhlpt@ Ngày nhận bài: 10/8/2016; Ngày chấp nhận đăng: 12/9/2017 TÓM TẮT Collagen của da cá hồi đã được tách chiết bằng phương pháp hóa học. Dung môi tách chiết là axit axetic. Hàm mục tiêu của các thí nghiệm tách chiết là độ nhớt – đo bằng nhớt kế OSVAL. Điều kiện của quá trình tách chiết được tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Methodology). Đầu tiên, da cá được xử lý bằng NaOH 0,05 M, tỷ lệ w/v = 1/6, trong thời gian 2 giờ nhằm loại bỏ các tạp chất phi collagen, rồi tiếp tục xử lý H2O2 10%, tỷ lệ w/v = 1/1, trong thời gian 10 phút để khử các sắc tố trên da cá. Quá trình chiết collagen được thực hiện với axit axetic 0,25 M, tỷ lệ w/v = 1/3 trong 24 giờ, dịch chiết được kết tủa collagen bằng NaCl 4 M trong 5 phút. Collagen thu được ở dạng miếng và có màu trắng xám. Từ khóa: Collagen, chiết collagen, da cá hồi, Oncorhynchus mykiss. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Collagen là một loại protein cấu trúc chính của cơ thể, có rất nhiều chức năng trong cơ thể con người và được ứng dụng rộng rãi trong ngành y dược, mỹ phẩm, thực phẩm [1-3]. Với nhu cầu rất lớn về collagen trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây, thêm vào đó là nguồn nguyên liệu da cá để sản xuất collagen ở nước ta khá dồi dào, giá rẻ và có tiềm năng phát triển nên đề tài “Nghiên cứu qui trình chiết collagen từ da cá hồi” được thực hiện với mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng từ collagen để phục vụ cho sức khỏe và đời sống con người, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời cũng góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mặc khác, collagen da cá có thể được sử dụng thay thế cho collagen động vật trên cạn với ưu điểm không có chất béo và tỷ lệ hấp thu cao [4]. Cho đến nay, đã có .
đang nạp các trang xem trước