TAILIEUCHUNG - Mấy đặc điểm phật giáo Việt Nam

Bài viết Mấy đặc điểm phật giáo Việt Nam trình bày: Nơi gặp gỡ của hau dòng Nam truyền và Bắc truyền của phật giáo từ Ấn độ truyền ra nước ngoài; Giáo - Thiền hợp nhất, Thiền - Tịnh song tu; Phật giáo và dân tộc,. . | Mấy đặc điểm phật giáo Việt Nam Nguyễn duy hinh* I. Nơi gặp gỡ của hai dòng nam truyền và bắc truyền của phật giáo từ ấn Độ truyền ra nước ngoài. Phật giáo do Thích Ca Mầu Ni sáng lập vào khoảng thế kỷ VI – V trước Công nguyên. Đến thời vua Asoka (A Dục), khoảng thế kỷ II trước Công nguyên, thì bắt đầu truyền ra nước ngoài. Đó là làn sóng truyền giáo lần thứ nhất. Có hai con đường truyền giáo chính. Một, từ Trung ấn truyền lên Bắc ấn qua Pakistan, Afganistan đến thảo nguyên đi về phía đông theo con đường tơ lụa đến bắc Trung Quốc ngày nay. Đó là con đường Bắc truyền, do đó có khái niệm Bắc tông. Hai, từ Trung ấn truyền xuống nam ấn đến Sri Lanka ngày nay. Đó là con đường Nam truyền, do đó có thuật ngữ Nam tông. Một thời, các nhà nghiên cứu coi Bắc tông là Phật giáo Đại thừa, Nam tông là Phật giáo Tiểu thừa. Ngày nay đã rõ cả Nam truyền lẫn Bắc truyền đều truyền cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa. Cũng một thời, người ta cho rằng Phật giáo Việt Nam do Phật giáo Trung Quốc truyền vào cho nên là Bắc tông. Ngày nay, quan điểm Phật giáo nước ta đầu tiên do các nhà sư ấn Độ theo đường biển đến Luy Lâu (Dâu ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay) truyền đã được xác lập. Đường hàng hải quốc tế nối liền Địa Trung Hải qua ấn Độ, Myanmar, Thái Lan đến nước ta đã tồn tại từ trước Công nguyên. Nhiều thuyền buôn ấn Độ theo con đường đó mang Phật giáo đến cho người Khmer Nam Bộ, người Chăm Trung Bộ và người Việt Bắc Bộ. Nói đó là Nam truyền không phải nói Phật giáo từ Sri Lanka truyền đến mà từ ấn Độ theo đường biển phương nam đến các nước ngoại ấn. Phật giáo gần như đồng thời đến ba miền nước ta nhưng về sau, Tân Bà La Môn giáo chiếm địa vị áp đảo ở Miền Nam và Miền Trung cho nên ảnh hưởng Phật giáo mờ nhạt tuy không phải không có. Trái lại, Phật giáo Miền Bắc lại chiếm địa vị độc tôn, Tân Bà La Môn giáo ảnh hưởng kém. Đương thời, Luy Lâu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Giao Châu, một đô thị phồn vinh. * PGS. Viện Nghiên cứu Tôn giáo. 84 Tạp chí Khoa học xã hội .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.