TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Cân bằng nội môi SGK Sinh 11

Tài liệu Giải bài tập Cân bằng nội môi SGK Sinh 11 trang 90 có lời giải chi tiết sẽ giúp các em nắm được một số nội dung chính trong bài học như: Khái niệm Cân bằng nội môi, vai trò của cân bằng nội môi, vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu,.Mời các em cùng tham khảo! | Mời các em học sinh cùng xem qua đoạn trích Giải bài tập Cân bằng nội môi SGK Sinh 11 để nắm rõ nội dung của tài liệu hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Tuần hoàn máu (tiếp theo) SGK Sinh 11 A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Cân bằng nội môi Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong. Các bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu. Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu như glucôzơ. PH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận. B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 90 Sinh Học lớp 11: Cân bằng nội môi Bài 1:Cân bằng nội môi (trang 90 SGK Sinh 11) Cân bằng nội môi là gì? Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. _ Bài 2:Cân bằng nội môi (trang 90 SGK Sinh 11) Tại sao cân bằng nội môi có vui trò quan trọng đối với cơ thể? Đáp án và hướng dẫn giải bài 2: Vì sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyêt và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể họat động hình thưởng khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong ổn định và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tê bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật. Rất nhiều bệnh tật của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp. _ Bài 3: Cân bằng nội môi (trang 90 SGK Sinh 11) Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.