TAILIEUCHUNG - Sự kết hợp giữa pháp trị, đức trị và tục lệ trong cai trị đất nước, quản lý xã hội dưới triều Lê Thánh Tông

Bài viết nêu lên sự kết hợp giữa pháp trị, đức trị và tục lệ trong cai trị đất nước, quản lý xã hội dưới triều Lê Thánh Tông. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | SỰ KẾT HỢP GIỮA PHÁP TRỊ, ĐỨC TRỊ VÀ TỤC LỆ TRONG CAI TRỊ ĐẤT NƯỚC, QUẢN LÝ XÃ HỘI DƯỚI TRIỀU LÊ THÁNH TÔNG Tr­¬ng vÜnh khang Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam vẫn cho rằng, Văn hoá Việt Nam là văn hoá của nền văn minh lúa nước, của cộng đồng làng xã khép kín, “Phép vua thua lệ làng”, mọi ứng xử trong xã hội vẫn là: “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Thậm chí là đến tận cuối thế kỷ XVIII, với “Truyện Kiều” bất hủ - một kiệt tác và là “bách khoa toàn thư của nước ta thì văn học viết về pháp đình cũng là lần đầu tiên mới xuất hiện (và vấn đề pháp luật vẫn được khẳng định): Đã đưa nhau đến cửa công/ Bề ngoài là lý song trong là tình Cái độ trượt của văn hoá trong đó có pháp luật dẫn đến tận ngày nay - vấn đề pháp luật trong đời sống xã hội vẫn là vấn đề phải quan tâm rất nhiều Ấy vậy mà ở thế kỷ XV, nước ta đã có một triều đại, một vị hoàng đế đã hết sức coi trọng, đã có tư tưởng pháp trị và đưa ra nhiều luật lệ. Bộ luật có ảnh hưởng và tác động lớn lao suốt nhiều thế kỷ sau. Vị hoàng đế đó là Lê Thánh Tông, ở ngôi vua từ 1460 – 1497 với niên hiệu là Quang Thuận (1460 - 1469) và Hồng Đức (1470 - 1497). “Bàn về nền quân chủ ở Việt Nam ta được xưng tụng về văn trị và vô cùng cực thịnh không lúc nào bằng triều đại Hồng Đức (Lê Thánh Tông)1. “Nhờ có vua Thái Tổ thì giang san nước Nam mới còn, và nhờ có vua Thánh Tông thì văn hoá nước ta mới thịnh, vậy nên người An Nam ta không bao giờ quên công đức hai ông vua ấy”2 Thạc sĩ, Viện Nhà nước và Pháp luật Hoàng Cao Khải (2007). Viện Sử yếu. Nxb. Nghệ An, . 2 Trần Trọng Kim (2002). Việt Nam sử luợc. Nxb. Văn hoá -Thông tin, . 1 90 Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam -3/2010 1. Tư tưởng của Lê Thánh Tông về vai trò của pháp luật trong cai trị đất nước và quản lý xã hội Cho tới nay các nhà nghiên cứu đều cho rằng, Lê Thánh Tông là một trong những bậc vua giàu tư tưởng pháp trị nhất. Một cách chính xác hơn, có thể nói, Lê Thánh Tông là người có tư tưởng đề cao vai trò của pháp luật .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.