TAILIEUCHUNG - Nguồn gốc của từ đòi một trong Truyện Kiều
Nội dung bài viết sự ra đời của Từ “đòi một” trong Truyện Kiều là từ gây khó khăn cho các nhà biên khảo Truyện Kiều, nhiều khi tạo ra một số cách lí giải chung chung, thiếu cụ thể. Trong Truyền kì mạn lục giải âm (thế kỷ XVI-XVII) “đòi một” được dịch từ cụm từ 獨步 (độc bộ) trong Hán văn, trong đó 獨 (độc) được dịch thành “một”, 步 (bộ) được dịch thành “đòi” (với nghĩa là đi, đi theo, như trong tổ hợp từ “theo đòi”); khi ấy “đòi một” với nghĩa đen là “đi một mình”, với nghĩa phái sinh là “không ai theo kịp, không ai sánh bằng” | Nguồn gốc của từ đòi một trong Truyện Kiều Nguyễn Tuấn Cường1 1 Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: cuonghannom@ Nhận ngày 3 tháng 4 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 6 năm 2017. Tóm tắt: Từ “đòi một” trong Truyện Kiều là từ gây khó khăn cho các nhà biên khảo Truyện Kiều, nhiều khi tạo ra một số cách lí giải chung chung, thiếu cụ thể. Trong Truyền kì mạn lục giải âm (thế kỷ XVI-XVII) “đòi một” được dịch từ cụm từ 獨步 (độc bộ) trong Hán văn, trong đó 獨 (độc) được dịch thành “một”, 步 (bộ) được dịch thành “đòi” (với nghĩa là đi, đi theo, như trong tổ hợp từ “theo đòi”); khi ấy “đòi một” với nghĩa đen là “đi một mình”, với nghĩa phái sinh là “không ai theo kịp, không ai sánh bằng”. Từ “đòi một” đã tồn tại trong tiếng Việt muộn nhất khoảng từ thế kỷ XVIXVII trở đi, và được Nguyễn Du sử dụng lại trong Truyện Kiều. Thêm nữa, “đòi” cũng như “đuổi” đều có nguyên từ là 追 (truy: “đuổi”, “đuổi theo”) trong cổ Hán văn. Từ khoá: Nguyễn Du, Truyện Kiều, đòi một, nguyên từ. Phân loại ngành: Ngôn ngữ học Abstract: The two words of “đòi một” in Truyện Kiều, or, The Tale of Kieu, have caused difficulties to compilers and researchers of the epic poem, and, on many occasions, led to unspecific explanations. In the book entitled Truyền kì mạn lục giải âm dating back to the 16th-17th centuries, they were the translated versions of the Chinese characters of 獨步, which are pronounced as “độc bộ” in the Vietnamised pronunciation of Chinese characters, with 獨 (độc) translated into “một”, 步 (bộ) - into “đòi” (with the meaning of “going”, “following”); so “đòi một” had the non-literal meaning of “going alone/by oneself”, and the derivative meaning of “nobody can follow, nobody can catch up with, nobody can compare to”. “Đòi một” appeared in the Vietnamese language not later than the 16th-17th centuries, and were used by Nguyen Du in “The Tale of Kieu”. The etymon of the word “đòi”, like that of the word “đuổi”, is the Chinese character 追 (truy:
đang nạp các trang xem trước