TAILIEUCHUNG - Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8590-5:2010 - ISO 4301-5:1991
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8590-5:2010 quy định việc phân loại theo chế độ làm việc của cầu trục và cổng trục dựa trên số chu kỳ vận hành được thực hiện trong suốt thời hạn sử dụng dự kiến của thiết bị và các cơ cấu của nó, và hệ số phổ tải tương ứng với cấp tải danh nghĩa. | TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8590-5:2010 ISO 4301-5:1991 CẦN TRỤC – PHÂN LOẠI THEO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC – PHẦN 5: CẦU TRỤC VÀ CỔNG TRỤC Cranes - Classification – Part 5: Overhead travelling and portal bridge cranes Lời nói đầu TCVN 8590-5:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 4301-5:1991. TCVN 8590-5:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Bộ TCVN 8590 (ISO 4301), Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc gồm các phần sau: - TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Phần 1: Yêu cầu chung. - TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Phần 2: Cần trục tự hành. - TCVN 8590-3:2010 (ISO 4301-3:1993), Phần 3: Cần trục tháp. - TCVN 8590-4:2010 (ISO 4301-4:1989), Phần 4: Cần trục tay cần. - TCVN 8590-5:2010 (ISO 4301-5:1991), Phần 5: Cầu trục và cổng trục. CẦN TRỤC – PHÂN LOẠI THEO CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC – PHẦN 5: CẦU TRỤC VÀ CỔNG TRỤC Cranes - Classification – Part 5: Overhead travelling and portal bridge cranes 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại theo chế độ làm việc của cầu trục và cổng trục dựa trên số chu kỳ vận hành được thực hiện trong suốt thời hạn sử dụng dự kiến của thiết bị và các cơ cấu của nó, và hệ số phổ tải tương ứng với cấp tải danh nghĩa. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc – Phần 1: Yêu cầu chung. 3. Phân loại theo chế độ làm việc Cần trục và cơ cấu của nó được phân loại theo các nhóm chế độ làm việc phù hợp TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1). Chỉ dẫn về các nhóm chế độ làm việc điển hình đối với cầu trục và cổng trục liên quan đến công dụng được cho trong Bảng 1. Khi không xác định được cấp sử dụng và cấp tải thì việc phân loại theo chế độ làm việc cho trong Bảng 1 được coi là tối thiểu. Bảng 1 – Chỉ dẫn về nhóm chế độ làm việc của cầu trục, cổng trục và các cơ cấu của nó liên quan đến công dụng cần trục TT Loại cần trục Các điều kiện sử dụng Nhóm chế độ làm việc của cần trục Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu Nâng tải Di chuyển xe con Di chuyển cần trục 1 Cần trục dẫn động tay A1 M1 M1 M1 2 Cần trục ở phân xưởng lắp ráp A1 M2 M1 M2 3a) Cần trục phục vụ phân xưởng động lực A1 M2 M1 M3 3b) Cần trục phục vụ bảo dưỡng A1 M3 M1 M2 4a) Cần trục ở phân xưởng Sử dụng ít, đều đặn A2 M3 M2 M3 4b) Cần trục ở phân xưởng Sử dụng gián đoạn, đều đặn A3 M4 M3 M4 4c) Cần trục ở phân xưởng Sử dụng căng A4 M5 M3 M5 5a) Cần trục phục vụ sân kho Sử dụng ít, đều đặn, trang bị móc treo A3 M3 M2 M4 5b) Cần trục phục vụ sân kho Sử dụng căng, trang bị gầu ngoạm hoặc nam châm điện A6 M6 M6 M6 6a) Cần trục phục vụ bãi thải phế liệu Sử dụng ít, đều đặn, trang bị móc treo A3 M4 M3 M4 6b) Cần trục phục vụ bãi thải phế liệu Sử dụng gián đoạn, đều đặn, trang bị gầu ngoạm hoặc nam châm điện A6 M6 M5 M6 7) Cần trục xếp dỡ tàu thủy A7 M8 M6 M7 8a) Cần trục xếp dỡ công te nơ A5 M6 M6 M6 8b) Cần trục bốc dỡ công te nơ lên bờ A5 M6 M6 M4 9 Cần trục ở phân xưởng thép 9a) Cần trục phục vụ thay trục cán A2 M4 M3 M4 9b) Cần trục vận chuyển kim loại lỏng A7 M8 M6 M7 9c) Cần trục phục vụ lò giếng A7 M8 M7 M7 9d) Cần trục phục vụ dỡ khuôn A8 M8 M8 M8 9e) Cần trục phục vụ xếp kho A8 M8 M8 M8 10 Cần trục ở phân xưởng đúc A5 M5 M4 M5
đang nạp các trang xem trước