TAILIEUCHUNG - Báo cáo: Đánh giá hiện trạng lân trong đất và hiệu quả của phân lân trên đất trồng rau màu chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long

Báo cáo: Đánh giá hiện trạng lân trong đất và hiệu quả của phân lân trên đất trồng rau màu chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long thực hiện hai nội dung chính đó là đánh giá hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất và khảo sát hiệu quả của phân lân trên cây bắp rau và bắp nếp ở vùng trồng rau chủ yếu ở 4 tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Trà Vinh. | ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LÂN TRONG ĐẤT VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHÂN LâN trên đất trồng rau màu CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Phạm Thị Phương Thúy1 Huỳnh Ngọc Đức2 và Nguyễn Mỹ Hoa3 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên đa số các loại cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL nhất là rau màu phân lân được sử dụng với liều lượng rất cao mà chưa chú ý đến đặc tính độ phì lân trong đất. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và Đặng Duy Minh 2006 cho thấy ở nhiều ruộng khảo sát trong vùng trồng rau chuyên canh của Tiền Giang hàm lượng lân dễ tiêu Bray 1 đạt rất cao 129 - 234 mg P kg . Kết quả điều tra cũng cho thấy nông dân ở vùng khảo sát đã sử dụng phân lân cao 100 - 150 kg P2Oỉ ha vụ để bón cho các loại cây trồng. Mặc khác kết quả nghiên cứu gần đây ở Trà Vinh cho thấy cây bắp có phản ứng cao khi bón phân đạm nhưng lại có rất thấp đối với phân lân Nguyễn Mỹ Hoa và ctv. 2008 . Điều này cho thấy hiện tượng tích lũy lân trong đất đã và đang diễn ra trên các vùng trồng rau chuyên canh gây lãng phí phân bón tăng chi phí sản xuất. Hàm lượng lân cao trong đất do việc bón lân cao đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm i việc bón phân lân có làm tăng năng suất cây trồng không ii việc bón một ít lân như là một lượng khởi đầu để kích thích sự tăng trưởng của cây trong giai đọan đầu P starter có đạt hiệu qủa không iii việc tiếp tục bón lân trên đất giàu lân đến mức độ nào sẽ có ảnh hưởng đến việc rửa trôi lân ra môi trường . Các kết qủa nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy có sự gia tăng hàm lượng lân trong đất nông nghiệp. Kết qủa nghiên cứu của Debusk et al. 2001 cho thấy 73 diện tích của vùng khảo sát có hàm lượng lân tổng số trong đất được đánh giá ở mức giàu P tổng số 500 mg kg . Theo báo cáo 1 Phó Trưởng khoa Nông nghiệp Thủy sản Trường Đại học Trà Vinh. Email thuypt@tvu. 2 Khoa Nông nghiệp Tài nguyên Thiên nhiên Trường Đại học An Giang. Email hnduc@ 3 Khoa Nông nghiệp Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ Email nmhoa@ 534 của Ketterings et al. 2005 ở New York 47 mẫu đất khảo

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.