TAILIEUCHUNG - Giáo trình Tiếng Việt II: Phần 1

Giáo trình Tiếng Việt II: Phần 1 do TS Nguyễn Thị Ly Kha biên soạn trình bày các kiến thức về từ loại và cụm từ, tiêu chuẩn phân định từ loại Tiếng Việt, hệ thống từ loại Tiếng Việt, sự chuyển loại của từ trong ngôn bản, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Cùng tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung giáo trình một cách cụ thể nhất. | ĐẠI HỌC HUÊ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA TS. NGUYỄN THỊ LY KHA GIÁC TRÌNH TIẾNG VIỆT II NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM 1 CÁC KÍ HIỆU TRONG GIÁO TRÌNH Dấu hay hoặc Kí hiệu tiếp đến Kí hiệu Q phần tham khảo mở rộng. Kí hiệu X X -X không X. ví dụ đếm được đếm được - đếm được không đếm được . Dấu dùng để đánh dấu những tổ hợp không chấp nhận được. Dấu hay hoặc dùng để đánh dấu những tổ hợp không tự nhiên hay khó nghe tuỳ theo mức độ ít hay nhiều. 2 PHÂN 1 TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ TIÊU CHUẨN PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT 1. KHÁI NIỆM TỪ LOẠI Từ loại là các lớp từ được phân chia trên cơ sở các đặc tính đổng nhất về thuộc tính cú pháp hình thái và ngữ nghĩa khái quát của từ. Các từ thuộc cùng một từ loại thì có những đặc trưng ngữ nghĩa nghĩa khái quát khả năng kết hợp và chức năng cú pháp tương tự nhau. Chẳng hạn trong tiếng Việt các từ làm nghiên cứu học thức rơi chảy nổ . đều có chung ý nghĩa khái quát chỉ hoạt động trạng thái hoặc quá trình có khả năng kết hợp tương tự nhau có thể kết hợp với các phụ từ chỉ thời gian đổng nhất tiếp diễn. không kết hợp được với các từ chỉ lượng có khả năng làm trung tâm của bộ phận vị ngữ. Còn các từ như học sinh công nhân lí tưởng trường hoa . thì lại có chung ý nghĩa khái quát là chỉ sự vật có khả năng kết hợp với các từ chỉ lượng ở phía trước và từ chỉ định ở phía sau không có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ thời gian đổng nhất tiếp diễn . thường làm chủ ngữ hoặc trung tâm của bộ phận chủ ngữ. Chẳng hạn a. Những học sinh này đang học môn Toán. b. Tất cả công nhân nhà máy chúng tôi đều làm việc tích cực. c. Những trường nội thành đều tổ chức dạy học hai buổi. 2. TIÊU CHUẨN PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI Có thể nói khởi thuỷ của việc phân định từ loại trong ngôn ngữ học truyền thống là việc phân loại dựa vào ý nghĩa khái quát. Những từ chỉ vật như nhà cây trâu gà tay chân xã hội mưa gió. được xếp vào loại danh từ những cử chỉ hoạt động như làm nói đi tìm ân uống. được xếp vào từ loại động từ những từ chỉ tính chất đặc trưng như xanh đỏ đẹp cao . được xếp vào

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.