TAILIEUCHUNG - Bài giảng Kiểm nghiệm các chất độc vô cơ
Trình bày 2 phương pháp vô cơ hoá, trình bày cách loại chất oxy hoá ra khỏi mẫu thử là những nội dung chính trong bài giảng "Kiểm nghiệm các chất độc vô cơ". nội dung bài giảng để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu. | KIỂM NGHIỆM CÁC CHẤT ĐỘC VÔ CƠ Mục tiêu học tập: Trình bày 2 phương pháp vô cơ hoá Trình bày cách loại chất oxy hoá ra khỏi mẫu thử Phương pháp chung phân lập các chất độc vô cơ I. ĐẠI CƯƠNG: Độc tính của các chất độc hữu cơ thường thể hiện bằng cả phân tử, khi thay đổi một gốc hay nhóm chức nào của phân tử cũng làm giảm độc tính hoặc ngược lại. Cả nguyên tố vô cơ lẫn muối của nó đều mang tính độc chỉ cần xác minh nguyên tố gây độc, không cần xác minh cả hợp chất của nó. I. ĐẠI CƯƠNG. Các chất độc vô cơ gồm: Một số kim loại: arsen, antimon, thủy ngân, bismut, chì, đồng, kẽm, mangan, crom, niken, coban, bari. Một vài nguyên tố hiếm: berili, vanadi, molipden, selen, telur. Một số gốc acid độc: nitrit, clorat, fluorid, oxalat, các acid mạnh và kiềm mạnh. Các chất độc vô cơ có thể chia thành 3 nhóm chính theo phương pháp phân lập: Các chất độc phân lập từ mẫu thử hữu cơ bằng phương pháp oxi hoá. Bằng phương pháp thẩm tích. Bằng phương pháp đặc biệt. II. PHƯƠNG PHÁP VÔ CƠ HOÁ PHÂN LẬP CÁC ION KIM LOẠI: Vì các muối kim loại nặng có khả năng kết hợp với protein động vật/thực vật tạo ra những hợp chất bền vững kiểu albuminat Phá huỷ chất hữu cơ trước khi định tính/định lượng. Đó là dùng phương pháp vô cơ hoá (VCH). Vô cơ hoá là quá trình oxi hoá đốt cháy chất hữu cơ để giải phóng kim loại dưới dạng ion. VCH đôi khi không đi tới đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ mà chỉ tạo ra các hợp chất đơn giản hơn, kém bền vững hơn có khả năng dễ dàng bị phá hủy tiếp tục bằng các cách tiếp theo. Các phương pháp vô cơ hoá phổ biến là: Phương pháp đốt hay vô cơ hoá khô. Phương pháp dùng acid với các tác nhân oxi hoá khác gọi là phương pháp vô cơ hoá ướt. 1. Chuẩn bị mẫu thử để vô cơ hoá: Mẫu thử có thể là máu, nước tiểu, thực phẩm Nếu mẫu thử là chất lỏng (máu, nước tiểu.) thì phải đong trước Nếu mẫu thử rắn như thức ăn, phủ tạng. thì phải nghiền nhỏ. Mẫu thử có cồn thì phải đuổi cồn bằng cách thủy ở nhiệt độ thấp (40-500C). Nếu không khi vô cơ hoá .
đang nạp các trang xem trước