TAILIEUCHUNG - Xử trí như thế nào khi bị phỏng?

Phỏng là tai nạn thường gặp, tác nhân thường do lửa hoặc nước sôi. Biến chứng của phỏng là sốc phỏng và nhiễm trùng vết phỏng. 1. Nguyên nhân bị phỏng là gì? Là do tiếp xúc với: - Lửa, vật nóng, thuốc lá, ma sát - Nước sôi, chảo mỡ đang nóng - Điện sinh hoạt - Hóa chất. 2. Làm thế nào nhận biết phỏng nhẹ hay nặng? Việc đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết phỏng tùy theo nguyên nhân, vị trí, diện tích và độ sâu của vết phỏng. vết phỏng càng lớn và càng. | Xử trí như thê nào khi bị phỏng Phỏng là tai nạn thường gặp tác nhân thường do lửa hoặc nước sôi. Biến chứng của phỏng là sốc phỏng và nhiễm trùng vết phỏng. 1. Nguyên nhân bị phỏng là gì Là do tiếp xúc với - Lửa vật nóng thuốc lá ma sát - Nước sôi chảo mỡ đang nóng - Điện sinh hoạt - Hóa chất. 2. Làm thế nào nhận biết phỏng nhẹ hay nặng Việc đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết phỏng tùy theo nguyên nhân vị trí diện tích và độ sâu của vết phỏng. vết phỏng càng lớn và càng sâu thì càng nặng. Người ta thường phân thành 2 mức độ phỏng phỏng nông và phỏng sâu. . Phỏng nông hay còn gọi là phỏng độ 1 chỉ tổn thương bề mặt của lớp da gây đau đớn đỏ và sưng lên. Vết phỏng nông thường là phỏng nhẹ và mau lành. . Phỏng sâu bao gồm phỏng độ 2 và độ 3 o Phỏng độ 2 tổn thương toàn bộ lớp da gây đau đớn đỏ sưng và làm da phồng lên. o Phỏng độ 3 tổn thương lan rộng sâu vào mô dưới da có thể làm da chuyển sang màu nâu xám hoặc đen và người bệnh có thể không còn biết đau. Vết phỏng sâu và diện tích phỏng lan rộng rất cần điều trị chăm sóc y tế ngay vì có nhiều nguy cơ nhiễm trùng. Phỏng nặng là những vết phỏng sâu và diện tích vết phỏng lan rộng đối với người lớn khoảng 1 10 diện tích cơ thể ước độ một nửa diện tích của lưng đối với trẻ em khoảng 1 5 diện tích cơ thể ước độ tổng diện tích của 5 bàn tay trẻ bị nạn hoặc là phỏng ở những vị trí như mặt bàn tay bàn chân bộ phận sinh dục dù diện tích vết phỏng không lớn nhưng nguy hiểm . Phỏng nặng rất cần được điều trị chăm sóc tại cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt vì có nhiều nguy cơ nhiễm trùng gây khó thở hoặc có di chứng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ hoặc chức năng hoạt động về sau. 3. Xử trí như thế nào khi bị phỏng - Trấn an người bị nạn - Làm nguội vết phỏng và giảm đau cho người bị nạn - Hô hấp nhân tạo nếu cần thiết - Hạn chế các khả năng làm nhiễm trùng vết phỏng - Đưa người bị nạn đến cơ sở y tế Cụ thể là sơ cứu như sau . Đặt người bị nạn nằm trên tấm drap hoặc vải sạch để chỗ bị phỏng lên trên. Nếu trẻ đang bị cháy dập tắt .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.