TAILIEUCHUNG - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương VIII

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương VIII: Cơ cấu xã hội - giai cấp và Liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trình bày các nội dung chính: cơ cấu xã hội - giai cấp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội, xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh công - nông - trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh công – nông – trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. | Chương VIII Cơ cấu xã hội - giai cấp và Liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình từng bước xoá bỏ cơ bản các quan hệ đối kháng giai cấp hình thành một cơ cấu xã hội - giai cấp mới trong đó liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức là nền tảng của xã hội mới chế độ mới. Trước khi xem xét vấn đề liên minh giai cấp chúng ta cần phải nghiên cứu vấn đề rộng hơn có tính chất hệ thống bao trùm hơn đó là cơ cấu xã hội - giai cấp. I. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 1. Quan niệm về cơ cấu xã hội - giai cấp a Cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp - Mỗi con người đều tồn tại trong mối quan hệ lệ thuộc tác động lẫn nhau và sự tác động này không chỉ mang tính cá nhân mà còn mang tính cộng đồng. Cộng đồng xã hội là một bộ phận người có chung một số dấu hiệu nguyên tắc. Tuỳ theo cách xác định các dấu hiệu nguyên tắc mà người ta có thể xác định những cộng đồng với các tên gọi khác nhau dân tộc giai cấp tập thể đơn vị nhóm hoạt động . . Có hai loại cộng đồng cộng đồng khách quan được hình thành một cách tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn con người và cộng đồng chủ quan được hình thành từ ý đồ mục đích của con người. - Cơ cấu xã hội là tất cả những cộng đồng người và toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên. Cơ cấu xã hội đề cập chủ yếu đến các cộng đồng được hình thành một cách khách quan dựa trên các dấu hiệu tự nhiên như giai cấp dân số dân cư nghề nghiệp dân tộc tôn giáo . Từ đó người ta có thể xem xét các loại hình cơ cấu xã hội tương ứng cơ cấu xã hội - giai cấp cơ cấu xã hội - dân số với dấu hiệu nhân khẩu cơ cấu xã hội - dân cư với dấu hiệu cùng cư trú theo địa lý cơ cấu xã hội - nghề nghiệp cơ cấu xã hội - dân tộc cơ cấu xã hội -tôn giáo . Dưới góc độ chính trị - xã hội môn học chủ nghĩa xã hội khoa học ở đây chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề cơ cấu xã hội - giai cấp. Cơ cấu xã hội -

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.