TAILIEUCHUNG - Đề tài: Đa dạng sinh học và bảo tồn
Đề tài: Đa dạng sinh học và bảo tồn trình bày các nội dung: đặt vấn đề tại sao lại nghiên cứu đa dạng sinh học, khái niệm đa dạng sinh học, phân loại đa dạng sinh học, vai trò của đa dạng sinh học, giá trị của đa dạng sinh học, thực trạng khai thác và bảo vệ đa dạng sinh học, nguyên nhân làm giãn đa dạng sinh học hiện nay, hình thức bảo tồn đa dạng sinh học. | Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài và phân loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, khoảng 547 loài cá nước ngọt và loài cá biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam như thực vật giới, động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trịthực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọcvá, Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm. Trong vùng phụ Đông dương có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu của Việt Nam; trong khi MiếnĐiện, Thái Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào.
đang nạp các trang xem trước