TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản trí tuệ - những khác biệt cơ bản"

Quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản trí tuệ - những khác biệt cơ bản Từ năm 1986, pháp luật hình sự Việt Nam coi văn bản quy phạm pháp luật duy nhất được phép quy định tội phạm là Bộ luật hình sự (BLHS). Điều này được thể hiện rất rõ tại quy định về khái niệm tội phạm trong cả hai bộ luật - BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999. Cả hai bộ luật này, khi định nghĩa khái niệm tội phạm tại Điều 8 đều khẳng định tội phạm. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl QUYỀN sỏ Hữu TÀI SẢN VẬT CHẤT VÀ QUYỀN Sỏ HỮU TÀI SẢN TRÍ TUỆ - NHỮNG KHÁC BIỆT co BẢN Quyền sở hữu tài sản vật chất gọi tắt là quyền sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản trí tuệ gọi tắt là quyền sở hữu trí tuệ là hai quyền dân sự cơ bản của cá nhân được quy định tại Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 BLDS . Hai nội dung này đều có tên gọi là quyền sở hữu nhưng lại thuộc hai lĩnh vực khác nhau nên không hoàn toàn được hiểu như nhau. Việc phân biệt chúng không chỉ mang ý nghĩa lí luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Vậy cần phân biệt chúng theo những điểm khác biệt cơ bản nào Thứ nhất về mặt hình thức các nội dung này được quy định ở hai phần khác nhau của BLDS. Quyền sở hữu tài sản được quy định từ Điều 172 đến Điều 284 tại Phần thứ hai - Tài sản và quyền sở hữu còn quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Phần thứ sáu - Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ từ Điều 745 đến Điều 825. Thứ hai về mặt nội dung sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại quyền trên trước hết thể hiện ở thuộc tính của đối tượng sở hữu. Quyền sở hữu tài sản được hiểu theo nghĩa truyền thống là sở hữu tài sản vật chất - tài sản hữu hình là những tài sản mà con người có thể chiếm giữ sờ nắm được. Ví dụ Sở hữu ngôi nhà cái ti vi chiếc xe máy. Điều này xuất phát từ quy luật chung nhất của đời sống con người là muốn tổn tại và phát triển con người phải dựa trên những cơ sở vật chất và ngược KIỂU THANH lại vật chất là để phục vụ cho nhu cầu tổn tại và phát triển của đời sống con nguời. Quyền sở hữu trí tuệ có đối tuợng sở hữu khác với quyền sở hữu tài sản vật chất đó là tài sản trí tuệ - tài sản vô hình là thành quả của hoạt động tư duy sáng tạo của con người con người không nắm bắt được một cách cụ thể nhưng cũng được thừa nhận là tài sản và gọi là tài sản trí tuệ. Theo mối liên hệ về nguổn gốc phát sinh đương nhiên các tài sản này thuộc về người đã bỏ công sức và chi phí để sáng tạo ra chúng. Ví dụ Nhạc sĩ sở hữu nhạc phẩm mà .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.