TAILIEUCHUNG - Báo cáo "Những yêu cầu pháp lí đối với văn bản quản lí hành chính nhà nước "

Những yêu cầu pháp lí đối với văn bản quản lí hành chính nhà nước Một trong những biện pháp có thể thực hiện để đảm bảo an toàn cho người làm chứng khi phiên toà được tiến hành xét xử công khai là áp dụng cách thức để những người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên toà không nhìn thấy người làm chứng. Có thể sử dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật nghe nhìn để hỗ trợ | NGHIÊN CỨU - TRAO Đổl NHỮNG YÊU CẦU PHÁP LÍ ĐÓI VÔI VĂN BẢN QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NUÔC M uản lí hành chính nhà nước là lĩnh wvực phức tạp và phát triển hơn cả của của quản lí nhà nước. Trong quản lí hành chính nhà nước hoạt động ban hành văn bản quản lí là hoạt động được tiến hành thường xuyên ở các cấp độ khác nhau và là hoạt động có khả năng tác động trực tiếp nhất đến các bên tham gia quản hệ quản lí hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động này chủ thể quản lí hành chính nhà nước có thể đặt ra những quy tắc xử sự chung có thể ra những mệnh lệnh có tính chất bắt buộc đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể có thể cho phép cơ quan tố chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động nào đó. Những quy định trong các văn bản quản lí hành chính nhà nước sau đây sẽ gọi tắt là văn bản có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của cơ quan tổ chức và cá nhân có liên quan nên chúng phải đáp ứng những yêu cầu khác nhau về chính trị đạo đức pháp lí khoa học. Xét về thực chất mỗi yêu cầu đối với văn bản đều nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm sự tuân thủ pháp chế. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập những yêu cẩu quan trọng nhất đó là những yêu cầu pháp lí. Những yêu cầu pháp lí có thể phân thành những yêu cầu chung và những yêu cầu đặc biệt. 1. Yêu cầu chung Yêu cầu chung là yêu cầu đặt ra đối với bất kì văn bản nào. Yêu cầu thứ nhất là chủ thế quản lí PTS. TRẦN MINH HƯƠNG hành chính nhà nước cần phái được ủy quyền ban hành văn bản. Thẩm quyền của chủ thể quản lí hành chính nhà nước thể hiện ở sự tống hợp ba yếu tố sau đây a. Có thẩm quyền thực hiện hoạt động chấp hành điều hành b. Được pháp luật trao cho một phạm vi quyền và nghĩa vụ xác định c. Có thẩm quyền ban hành văn bản. Chỉ trong trường hợp hội đủ ba yếu tố trên chủ thể quản lí hành chính nhà nước mới có quyền năng ban hành văn bản và chỉ có thể ban hành loại văn bản mà pháp luật quy định được ban hành. Ví dụ Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị quyết và nghị định Thủ tướng Chính phủ có thẩm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.