TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay gồm có 3 chương trình bày về lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng người Chăm ở An Giang; bức tranh tổng quan về đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá của cộng đồng người Chăm ở An Giang; chính sách đối với cộng đồng người Chăm ở An Giang - những đề xuất và kiến nghị. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG đẠi học sư phạm TP. Hồ chí minh Nguyễn Thanh Dung THỤCTRẠNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ-XÃ HỘI - VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHẪM ở AN GIANG TỪ SAU NẰM 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Mã số 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ BÍCH LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử và các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Bích Liên đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình những người thân yêu bạn hữu đã dành tình cảm động viên và giúp đỡ trong những ngày học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng được mọi người nói tới nhắc tới và nghĩ tới bằng nhiều tình cảm khác nhau. Là vùng đất miền Tây Nam Bộ nơi có sông Tiền sông Hậu và các chi lưu nhỏ của sông Mê Kông chảy ra biển mà nhân dân ta từ xưa quan niệm là chín con rồng Cửu Long phun nước để tưới vùng đất đai này. Đây là vùng đất của lúa gạo tôm cá miền đất của cây trái mưa thuận gió hoà và đất của những anh hùng trong quá trình mở đất và giữ đất. Về phương diện dân cư đồng bằng sông Cửu Long là hỗn hợp dân cư từ nhiều nguồn địa phương khác nhau đa dạng về mặt tín ngưỡng tôn giáo trình độ phát triển xã hội và văn hoá giữa các khu vực trong vùng cũng như lối sống phong tục tập quán phương thức canh tác phong cách làm ăn không hoàn toàn như nhau. Về phương diện dân tộc đồng bằng sông Cửu Long ngay từ buổi đầu lịch sử khai phá và hình thành vùng đất này đã có hỗn hợp giữa tộc người Việt Khmer Hoa Chăm. Trong đó tộc người Việt và văn hoá Việt đã trở thành nhân tố phát triển cơ bản bên cạnh sự hoà hợp với văn hoá tộc người Chăm Khmer và văn hoá của các cư dân địa phương ở các vùng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.