TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu diễn biến dòng chảy mùa kiệt trên sông Hậu và các phụ lưu ứng với một số kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu và nước biển dâng - TS. Nguyễn Đăng Tính

Diễn biến dòng chảy trên sông Hậu và các phụ lưu bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự biến động dòng chảy thượng nguồn do sự phát triển kinh tế xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và biến đổi khí hậu. Tham khảo nội dung bài viết "Nghiên cứu diễn biến dòng chảy mùa kiệt trên sông Hậu và các phụ lưu ứng với một số kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu và nước biển dâng" để hiểu hơn về vấn đề trên. | NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN DÒNG CHẢY MÙA KIỆT TRÊN SÔNG HẬU VÀ CÁC PHỤ LƯU ỨNG VỚI MỘT SỐ KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH Ở THƯỢNG LƯU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Tác giả TS. Nguyễn Đăng Tính Trường Đại học Thủy lợi - Cơ sở 2 Tóm tắt Diễn biến dòng chảy trên sông Hậu và các phụ lưu bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự biến động dòng chảy thượng nguồn do sự phát triển kinh tế xã hội như công nghiệp nông nghiệp dịch vụ và biến đổi khí hậu. Một số kịch bản về phát triển công trình ở thượng - hạ lưu được xem xét và đưa vào tính toán nhằm đánh giá biến đổi dòng chảy và xâm nhập mặn phía hạ lưu. 4 tổ hợp kịch bản bất lợi được lựa chọn và đưa vào tính toán bằng mô hình thủy lực MIKE11 qua phân tích kết quả cho thấy tất cả các kịch bản đều gây bất lợi cho việc cung cấp nước ở vùng nghiên cứu đặc biệt kịch bản có xét đến biến đổi khí hậu thì xâm nhập mặn vào nội đồng ở mức độ cao và lấn sâu đây là điều đáng quan tâm vì có ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động phát triển kinh tế trong vùng. I. Tổng quan Sông Mê Kông là một trong 10 con sông lớn nhất trên thế giới. Nguồn nước của sông Mê Kông được cung cấp bởi hai nguồn chính là tuyết tan ở thượng lưu và mưa. Dòng chảy trên lưu vực sông được phân chia thành hai mùa tương phản nhau khá sâu sắc mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm 90 tổng lượng và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 chiếm 10 trong đó tháng 4 là tháng có lưu lượng nhỏ nhất. Chế độ thủy văn ở ĐBSCL nói chung sông Hậu nói riêng chịu tác động trực tiếp của dòng chảy thượng nguồn cùng với chế độ mưa trên toàn đồng bằng. Mùa lũ ở ĐBSCL bắt đầu chậm hơn so với thượng lưu một tháng và mùa mưa tại đồng bằng 2 tháng vào khoảng tháng 6 7 và kết thúc vào tháng 11 12 tiếp đến là mùa kiệt. Chế độ thủy văn ở ĐBSCL còn phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của 2 nguồn triều biển Đông và biển Tây. Triều biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều và biển Tây có chế độ nhật triều không đều. Tỷ lệ phân phối lưu lượng từ Phnom Penh vào sông Tiền sông Hậu qua Tân Châu và Châu Đốc đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.