TAILIEUCHUNG - Logic Học: Chương IV SUY LUẬN I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SUY LUẬN. 1- Suy luận là gì ? Suy luận

Chương IV SUY LUẬN I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SUY LUẬN. 1- Suy luận là gì ? Suy luận là hình thức của tư duy nhằm rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán đã có. Nếu như phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm, thì suy luận là sự liên hệ giữa các phán đoán. Suy luận là quá trình đi đến một phán đoán mới từ những phán đoán cho trước. Ví dụ : Từ hai phán đoán đã có : - Mọi kim loại đều dẫn điện. - Nhôm là kim. | Chương IV SUY LUẬN I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SUY LUẬN. 1- Suy luận là gì Suy luận là hình thức của tư duy nhằm rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán đã có. Nếu như phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm thì suy luận là sự liên hệ giữa các phán đoán. Suy luận là quá trình đi đến một phán đoán mới từ những phán đoán cho trước. Ví dụ Từ hai phán đoán đã có - Mọi kim loại đều dẫn điện. - Nhôm là kim loại. Ta rút ra một phán đoán mới - Nhôm dẫn điện. 2- Cấu trúc của suy luận. Thông thường mỗi suy luận gồm có hai phần - Phần đầu gồm những phán đoán sẵn có gọi là Tiền đề. - Phần sau là phán đoán mới được rút ra từ tiền đề gọi là Kết luận. Tiền đề có thể là một hoặc nhiều phán đoán. Chẳng hạn theo ví dụ trên tiền đề bao gồm hai phán đoán - Mọi kim loại đều dẫn điện - Nhôm là kim loại. Kết luận là một phán đoán được rút ra từ những tiền đề. Theo ví dụ trên kết luận là phán đoán - Nhôm dẫn điện. - Giữa các tiền đề và kết luận có liên hệ về mặt nội dung. Tính đúng đắn của kết luận phụ thuộc vào tính đúng đắn của các tiền đề và tính chính xác của lập luận. Một suy luận được coi là đúng đắn khi nó bảo đảm 2 điều kiện sau - Tiền đề phải đúng. - Quá trình lập luận phải tuân theo các qui tắc qui luật lôgíc. 3- Các loại suy luận. Tuy theo đặc điểm của suy luận thông thường người ta chia suy luận thành hai loại Suy luận diễn dịch và suy luận qui nạp gọi tắt là suy diễn và qui nập. Ngoài ra còn có suy luận tương tự. Có thể coi suy luận tương tư là một trường hợp của suy luận diễn dịch song khác với các suy luận diễn dịch thông thường kết luận của các suy luận tương tự không tất yếu đúng. II- SUY LUẬN DIỄN DỊCH. 1- Định nghĩa. Trong lôgíc học truyền thống suy luận diễn dịch được định nghĩa là suy luận nhằm rút ra những tri thức riêng biệt từ những tri thức phổ biến. Trong suy luận diễn dịch thông thường tiền đề là những phán đoán chung còn kết luận là những phán đoán riêng. Ví dụ - Mọi người đều phải chết. - Socrate là người. - Socrate cũng phải chết. Trong lôgíc học hiện .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.