TAILIEUCHUNG - Đề tài triết học " TƯ TUỞNG TRIẾT HỌC TRẦN THÁI TÔNG "

Bài viết phân tích triết học Phật giáo Trần Thái Tông trên ba khía cạnh cơ bản: bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan. Theo các tác giả, Trần Thái Tông không chỉ là một vị vua anh hùng dám xả thân vì nghĩa và vì quốc gia xã tắc, mà còn là một triết gia với những tư tưởng độc đáo, đặc sắc về triết học Phật giáo. Trong đó, chúng ta phải đặc biệt kể đến sự kết hợp hài hoà giữa chủ nghĩa yêu nước với tinh thần nhập thế cao cả, đem đạo. | TƯ TUỞNG TRIẾT HỌC TRẦN THÁI TÔNG DOÃN CHÍNH NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG Bài viết phân tích triết học Phật giáo Trần Thái Tông trên ba khía cạnh cơ bản bản thể luận nhận thức luận và nhân sinh quan. Theo các tác giả Trần Thái Tông không chỉ là một vị vua anh hùng dám xả thân vì nghĩa và vì quốc gia xã tắc mà còn là một triết gia với những tư tưởng độc đáo đặc sắc về triết học Phật giáo. Trong đó chúng ta phải đặc biệt kể đến sự kết hợp hài hoà giữa chủ nghĩa yêu nước với tinh thần nhập thế cao cả đem đạo vào đời để cứu dân độ thế của ông. Giá trị của tư tưởng triết học Trần Thái Tông không chỉ là chấm dứt sự tản mát về tư tưởng giữa các dòng thiền cuối thời Lý mà còn là một trong những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong sự tiến triển nội tại của Thiền tông Việt Nam triết học Trần Thái Tông ra đời không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà có cội nguồn sâu xa từ đặc điểm của lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XII - XIII và là sự kế thừa những yếu tố của các dòng thiền trước đó như thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Vinitaruci thiền phái Vô Ngôn Thông thiền phái Thảo Đường. Những biến đổi trong đời sống kinh tế chính trị xã hội cuối thời Lý - đầu thời Trần đã làm nảy sinh một đòi hỏi là cần phải có sự thống nhất về mặt chính trị -xã hội và tương ứng với đó là sự biến đổi và thống nhất về mặt tư tưởng. Nếu trọng trách thứ nhất do Trần Thủ Độ đảm nhiệm thì trọng trách thứ hai do Trần Thái Tông đứng ra gánh vác. Đây cũng chính là lý do khiến cho đến thời Trần cả ba thiền phái thời Lý là Tỳ Ni Đa Lưu Chi Vô Ngôn Thông và Thảo Đường gần như biến mất và cùng với đó học thuyết Không hư của Trần Thái Tông với Khóa hư lục nổi tiếng ra đời. Đó là một học thuyết tương đối hoàn chỉnh và chặt chẽ bao gồm cả bản thể luận nhận thức luận và triết lý đạo đức - nhân sinh là sự tổng hợp dung hòa các yếu tố Thiền Tịnh Nho và Lão trên cơ sở nòng cốt là Thiền tạo nên một bước phát triển mới cho thiền học Việt Nam 1 . về bản thể luận không nằm ngoài điểm cốt yếu và khuynh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.