TAILIEUCHUNG - Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ_2

Một là, cũng như Nguyễn Quân, chúng tôi căn cứ vào bản Phả ký trên của Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân cẩn thuật vào mùa đông năm Quý Hợi (1743) có chép trong sách Đại Việt sử loại tiệp lục | Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ -Phùng Khắc Khoan Vấn đề này thiển ý của chúng tôi như sau Một là cũng như Nguyễn Quân chúng tôi căn cứ vào bản Phả ký trên của Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân cẩn thuật vào mùa đông năm Quý Hợi 1743 có chép trong sách Đại Việt sử loại tiệp lục mà sau đó quan Thự Tham chính xứ Sơn Nam là Tiến sĩ Vũ Phương Đề đã sao chép lại nguyên văn bài ký trên vào sách Công dư tiệp ký Ghi nhanh lúc rỗi việc quan của ông để khẳng định rằng bà Nhữ Thị Thục thân mẫu cụ Trạng Trình sau khi giận chồng không biết dạy con bà bỏ về nhà cha mẹ đẻ ít lâu sau thì mất. Trong khi đó để phản bác lại ý của Nguyễn Quân và của Bùi Duy Tân ông Trần Lê Sáng có lập luận rằng Còn danh hiệu Từ Thục phu nhân của mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì chúng ta cũng đừng vội tin của bà nào bởi lẽ thân phụ của Nguyễn không chỉ có một bà vợ 11 . Nếu lập luận như thế thì thử hỏi ông Trần Lê Sáng nghĩ gì khi chính cụ Vũ Khâm Lân đã khẳng định trong Phả ký là Thân mẫu họ Nhữ được phong Từ Thục phu nhân Cũng nên lưu ý đây chỉ là hàm vinh phong của vua nhà Mạc khi cụ Trạng Trình ra làm quan cho triều đại này chứ không có thực quyền hơn nữa lúc ấy các cụ đã quy Tiên rồi. Trong bài ký Vũ Khâm Lân còn cho biết Ông nội được tập phong là Thiếu bảo Tư Quận công bà nội là Chinh phu nhân Phạm thị Trinh Huệ thân sinh được tặng phong Thái bảo Nghiêm Quận công thân mẫu họ Nhữ được phong là Từ Thục phu nhân 12 . Hai là cũng trong bài ký trên cụ Ôn Đình hầu còn cho biết vì bà vốn người thông minh học rộng văn hay lại tinh giỏi cả môn tướng số có chí hướng phò vua giúp nước của bậc trượng phu muốn chọn một người vừa ý mới chịu kết duyên nên đã chờ ngót 20 năm trời khi gặp ông Văn Định có tướng sinh quý tử bà mới chịu lấy trong bản Phả ký này Vũ Khâm Lân còn ghi lại chi tiết bà gặp Mạc Đăng Dung ở bến đò Hàn thuộc dòng Tuyết Giang mà bà đã than tiếc Lúc trẻ chẳng gặp ngày nay tới đây làm gì 13 cũng đủ rõ thêm cái chí muốn lớn lao của bà . GS. Bùi Văn Nguyên trong giáo trình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.