TAILIEUCHUNG - Phòng bệnh tổng hợp cho thủy sản nuôi trong mùa hè

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau: | Phòng bệnh tổng hợp cho thủy sản nuôi trong mùa hè Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi cụ thể như sau 1. Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi - Xác định chính xác khẩu phần thức ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa và thức ăn bị phân giải ngoài môi trường nước ao. - Thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi một cách từ từ nhưng lại rất có hiệu quả. Mặt khác cần hạn chế dùng kháng sinh và hóa dược bởi nếu dùng thường xuyên thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao. - Chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao cũng là biện pháp cần thiết. Việc dùng bạt che phủ bờ ao nuôi tôm cũng nhằm đạt được mục đích này. Nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc đặc biệt cần thiết khi nuôi ở các vùng cửa sông nơi có hàm lượng lớn phù sa trong nước. - Áp dụng các mô hình nuôi ghép nuôi luân canh và nuôi tổng hợp có thể giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững. 2. Quản lý độ trong Độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp thường do tảo phù du phát triển quá dày làm các chỉ số pH DO biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại khi độ trong cao hàm lượng ôxy thường thấp và tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh cạnh tranh không gian hoạt động và ôxy về ban đêm gây sốc cho tôm cá. Độ trong của nước ao nuôi tôm sú tốt nhất là 30 - 40cm. Để có độ trong thích hợp và ổn định người nuôi cần - Dùng phân hữu cơ vô cơ vi sinh để gây màu nước trước khi thả nuôi. - Định kỳ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.