TAILIEUCHUNG - Tìm Hiểu Tiếng Việt

Tìm Hiểu Tiếng Việt Trước hết tại sao gọi chữ Tàu là chữ Hán. Xin lưu ý, chữ Tàu hiện đại và chữ Hán, hay còn gọi là chữ Nho, có một vài sự khác nhau nhỏ cần nắm vững để khỏi nhầm lẫn: Chữ Hán, theo Sử Ký Tư Mã Thiên, một sử gia trứ danh đời Hán (khoảng 130-90 ttl) trong lịch sử nước Tàu | Tìm Hiểu Tiếng Việt Mục đích của bài sưu tầm mang tính chất phiếm luận này là nêu lên sự khác biệt giữa những từ ngữ gốc Hán của người Việt chính thống và từ-ngữ của người Hán. Chúng ta không nên dùng từ-ngữ danh từ Hán-Việt vì như vậy là phiến diện và không chính xác. Bài viết này không có ý tranh luận với bất cứ vị học giả nào nhưng ngược lại chỉ nêu những nhận xét về ngôn ngữ Việt Nam đang được sử dụng hàng ngày để cống hiến quý vị. Duyên Cớ Trước hết tại sao gọi chữ Tàu là chữ Hán. Xin lưu ý chữ Tàu hiện đại và chữ Hán hay còn gọi là chữ Nho có một vài sự khác nhau nhỏ cần nắm vững để khỏi nhầm lẫn Chữ Hán theo Sử Ký Tư Mã Thiên một sử gia trứ danh đời Hán khoảng 130-90 ttl trong lịch sử nước Tàu dưới quyền cai trị của Hán Vũ Đế dòng dõi Lưu Bang 140 - 85 ttl là thời kỳ vàng son nhất của lịch sử nước Tàu cổ đại. Trong suốt thời gian trên 50 năm Hán Vũ Đế bành trướng được lãnh thổ rộng nhất phía tây bao trùm cả Tân Cương Trung Á phía đông gồm cả bán đảo Triều Tiên đến Hán Thành Seoul phía nam gồm bắc phần nước Việt tạo nên một cuộc thái bình mà các nhà sử học Tây phương gọi là Thái Bình Hán quốc Pax Sinica rộng lớn hơn cả Thái Bình La Mã Pax Romana . Với uy thế của Hán Vũ Đế mạnh mẽ như vậy nên năm 111 ttl dẹp Nam Việt do Triệu Đà gầy dựng và lấn chiếm luôn cả nước Việt chúng ta. Từ đó người Hán đặt ách thống trị lên toàn cõi đất Việt. Bởi có ảnh hưởng rộng lớn đó mà người ngoại quốc cũng gọi người Tàu là người Hán và văn tự của người Tàu được gọi là chữ Hán. Họ dùng Sino- để chỉ những gì liên quan đến người Tàu như Sino-Viet Sino-Tibetan Sinology. Còn chữ Tàu là sao Nói nôm na là ngôn ngữ đang sử dụng tại Trung Cộng Hồng-kông Đài Loan hiện nay tiếng Anh gọi là modern Chinese . Ở đây chúng tôi muốn nói đến tiếng Tàu tại Trung Cộng vì tại đây họ dùng quan thoại thứ tiếng do các quan nói chuyện với nhau . Chỉ cần so sánh hai câu dưới đây là thấy ngay sự khác biệt giữa từ ngữ gốc Hán và tiếng Tàu. A Che n sen sung. Nì hào ma Trần tiên sinh. ông có khoẻ không B Pủ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.