TAILIEUCHUNG - Quyết định 809/2000/QĐ-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện
Quyết định 809/2000/QĐ-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về việc ban hành cước thuê bao điện thoại cố định và cước liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao | TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN Số: 809/2000/QĐ-TCBĐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2000 QUYẾT ÐỊNH Ban hành cước thuê bao điện thoại cố định và cước liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ÐIỆN Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện; Căn cứ Quyết định số 99/1998/QÐ-TTg ngày 26/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá và cước bưu chính, viễn thông; Căn cứ Thông tư số 03/1999/TT-TCBÐ ngày 11/5/1999 của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/1997/NÐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về bưu chính và viễn thông và Quyết định số 99/1998/QÐ-TTg ngày 26/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá và cước bưu chính, viễn thông; Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 820/CP-KTTH ngày 08/9/2000 của Chính phủ về việc điều hành cước bưu chính, viễn thông; Sau khi trao đổi thống nhất với Ban Vật giá Chính phủ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Kế hoạch. QUYẾT ĐỊNH: Ðiều 1. Phạm vi điện thoại nội hạt: 1. Ðối với các tỉnh: phạm vi điện thoại nội hạt (gọi tắt là phạm vi nội hạt) là địa giới mỗi đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh (huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các cấp tương đương). 2. Ðối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Ðà Nẵng: phạm vi nội hạt là toàn bộ thành phố. 3. Ðối với các thành phố trực thuộc Trung ương khác, phạm vi nội hạt là: - Toàn bộ các quận nội thành. - Mỗi huyện ngoại thành. 4. Liên lạc giữa các máy điện thoại trong một phạm vi nội hạt là liên lạc nội hạt. Ðiều 2. Ðơn vị thời gian tính cước liên lạc điện thoại nội hạt tại nhà thuê bao là một phút; cuộc liên lạc chưa tới một phút được tính là một phút; phần lẻ thời gian cuối cùng của một cuộc liên lạc chưa tới một phút được làm tròn là một phút. Ðiều 3. Cước thuê bao điện thoại cố định (chưa bao gồm thuế GTGT): 1. Cước thuê bao: đồng/máy-tháng. Riêng thuê bao đặt tại các xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của Chính phủ, cước thuê bao là: đồng/máy-tháng. 2. Cước thuê bao xa gồm: - Cước thuê bao được qui định theo khoản 1 của Ðiều này; - Cước thuê kênh thoại theo cự ly tương ứng. 3. Không thu cước thuê bao đối với: - Các máy đấu song song. - Các máy nhánh thuộc tổng đài điện thoại thuê bao do khách hàng đầu tư. Ðiều 4. Cước liên lạc: Ngoài cước thuê bao qui định tại Ðiều 3, hàng tháng khi liên lạc điện thoại nội hạt, thuê bao phải trả cước (chưa bao gồm thuế GTGT) như sau: - Ðến 200 phút: 120 đồng/phút; - Từ phút 201 đến phút thứ 1000: 80 đồng/phút; - Từ phút thứ 1001 trở lên: 40 đồng/phút. Ðiều 5. Cước thuê bao và cước liên lạc nội hạt của các thuê bao Fax và thuê bao truyền số liệu trong băng thoại tiêu chuẩn (truyền số liệu qua đường dây thuê bao điện thoại) được áp dụng như đối với thuê bao điện thoại theo các qui định tại Ðiều 1, Ðiều 2, Ðiều 3 và Ðiều 4. Ðiều 6. Các qui định tại Ðiều 1, Ðiều 2, Ðiều 3, Ðiều 4 và Ðiều 5 được áp dụng thống nhất đối với mọi đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Ðiều 7. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2000. Các qui định trước đây có liên quan trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Ðiều 8. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị chức năng và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. TỔng cỤc trưỞng phó tỔng cỤc trưỞng (Ðã ký) Trần Ngọc Bình
đang nạp các trang xem trước