TAILIEUCHUNG - KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. . | KHÔNG GIAN VĂN HÓA CồNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên Bana Xêđăng Mnông Cơho Rơmăm Êđê Giarai. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên là tiếng nói của tâm linh tâm hồn con người để diễn tả niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng có khi pha vàng bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ đường kính từ 20cm đến 60cm loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc. Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu. Về nguồn gốc theo một số nhà nghiên cứu cồng chiêng là hậu duệ của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá cồng đá chiêng đá. tre rồi tới thời đại đồ đồng mới có chiêng đồng. Từ thuở sơ khai cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới xuống đồng biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên. Tất cả các lễ hội trong năm từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả lễ cúng máng nước lễ mừng cơm mới lễ đóng cửa kho lễ đâm trâu. . hay trong một buổi nghe khan. đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng. Theo quan niệm của người Tây Nguyên đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.