TAILIEUCHUNG - Giới thiệu lý thuyết cân bằng giá (APT) trong dự tính chi phí sử dụng vốn

Thực chất thì APT không hẳn là một mô hình mà là một lý thuyết tổng quát về lợi nhuận kỳ vọng của tài sản tài chính. Lợi nhuận kỳ vọng E(Ri) của một chứng khoán i được xem là một hàm số của nhiều yếu tố thể hiện rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. | Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Phaân tích Taøi chính Giới thiệu lý thuyết cân bằng giá (APT) trong dự Nieân khoaù 2004-2005 Baøi ñoïc tính chi phí sử dụng vốn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Thu 2004 Phân tích tài chính Bài 7a Giới thiệu lý thuyết cân bằng giá (APT) trong dự tính chi phí sử dụng vốn A. Tổng quan về các phương pháp định giá tài sản tài chính Mục tiêu chủ đạo của các phương pháp đã thảo luận trên lớp là vấn đề định giá tài sản tài chính. Chúng ta phải quyết định chi bao nhiêu tiền để mua một chứng khoán hay một tập hợp chứng khoán? Để đi đến quyết định này, có một số cách tiếp cận sau: 1. Căn cứ thị trường: sử dụng các hệ số P/E, P/B, hay một số biến thể khác ví dụ như giá thị trường trên EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao). 2. Căn cứ vào hiện giá của dòng ngân lưu tương lai (DCF). 3. Căn cứ theo giá trị gia tăng kinh tế (EVA): Có thể coi là một biến thể của DCF trong đó xuất phát từ giá trị sổ sách của tài sản và cộng thêm hiện giá của giá trị gia tăng mà dự kiến tài sản đó sẽ tạo ra trong tương lai. 4. Căn cứ theo giá trị sổ sách của tài sản: Đây là một cách tiếp cận không phổ biến, thực chất là EVA nhưng không xét đến giá trị gia tăng trong tương lai. Theo cách tiếp cận DCF, một việc rất khó khăn là dự đoán dòng ngân lưu trong tương lai. Một việc khác còn khó khăn hơn là xác định suất chiết khấu (hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn). Có hai mô hình phổ biến để xác định suất chiết khấu, đó là CAPM và APT. B. Lý thuyết chênh lệch giá (APT – Arbitrage Pricing Theory) Thực chất thì APT không hẳn là một mô hình mà là một lý thuyết tổng quát về lợi nhuận kỳ vọng của tài sản tài chính. Lợi nhuận kỳ vọng E(Ri) của một chứng khoán i được xem là một hàm số của nhiều yếu tố thể hiện rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. E(Ri) = Rf + β1if1 + β2if2 + β3if3 + + βkifk Trong đó: • Rf là mức lợi nhuận được tạm coi là “phi rủi ro”, thường lấy là lợi nhuận của trái phiếu chính phủ, • βki là độ nhạy của chứng khoán i đối

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.