TAILIEUCHUNG - Cấu tạo nguyên tử - cấu hình electron
Tài liệu tham khảo bài tập hóa chuyên đề Cấu tạo nguyên tử - cấu hình electron | CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - CẤU HÌNH ELECTRON Bài 1: Nguyên tử A có tổng các hạt p, e, n là 36. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 2 lần. Số hạt p, n, e của A lần lượt là: A. 12, 12, 12 B. 11, 13, 12 C. 8, 8, 8 D. 3, 6, 6 Bài 2: Nguyên tử Y có tổng số hạt p, n, e là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Cấu hình electron của Y là: A. 1s22s22p5. B. 1s23s23p3. C. 1s22s22p3. D. 1s22s22p2 Bài 3: Trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền là 79Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 81Br chiếm 49,31% Số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình cùa Br là: A. 79,990 B. 80,000 C. 79,986 Bài 4: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm khoảng 27% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của 63Cu trong Cu2O là: A. 73%. B. 32,15%. C. 63%. D. 64,29%. Bài 5. Trong tự nhiên đồng vị 37Cl chiếm 24,23% số nguyên tử clo. Nguyên tử khối trung bình của clo bằng 35,5. Thành phần phần trăm về khối lượng của 37Cl có trong HClO4 (với hidro là đồng vị 1H,oxi là đồng vị 16O) là: A. 8,92%. B. 8,56%. . D. 8,65%. Bài 6. Nguyên tử X có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 4s1. Số proton của X là: A. 29 B. 19 C. 20 D. 18 Bài 7. Nguyên tử 15A có số electron độc thân là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Bài 8. Nguyên tử 26Y có số electron độc thân là: A. 2 B. 3 C. 3 D. 4 Bài 9. Nguyên tử 24X có số electron độc thân là: A. 6 B. 5 C. 4 D. 1 Bài 10. Cấu hình electron của nguyên tử 16X là: A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s13p5. D. 1s22s22p53s23p4. Bài 11. Dãy gồm các ion , và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là A. , , Ar. B. , , Ne. C. , , Ne. D. , , Ar. Bài 12. Tổng số hạt mang điện trong hợp chất AB2 bằng 44. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 4. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là A. 5 ; 9. B. 7 ; 9. C. 16 ; 8. D. 6 ; 8. Câu 13: Tổng số hạt mang điện trong ion bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Số hiệu nguyên tử của A và B là A. 6 ; 14. B. 13 ; 9. C. 16 ; 8. D. 9 ; 16. Câu 14: Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1 : X2 = 9 : 11. Số khối của X1, X2 lần lượt là A. 81 và 79. B. 75 và 85. C. 79 và 81. D. 85 và 75. Câu 15: Nguyên tử của ba nguyên tố nào sau đây đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng ? A. Ar, Xe, Br. B. He, Ne, Ar. C. Xe, Fe, Kr. D. Kr, Ne, Ar. Giáo viên: Nguyễn Văn Khải Nguồn: Tài liệu khóa học : Phương pháp giải nhanh hóa học – Ngôi trường chung của học trò Việt
đang nạp các trang xem trước