TAILIEUCHUNG - Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 8

Đồng thời với Khổng Tử, có một số ẩn giả, thấy xã hội loạn ly quá, không thể cứu được nữa, sinh ra bi quan, chỉ muốn “độc thiện kỳ thân” (giữ cho riêng thân mình được trong sạch), không tham dự việc đời. Kẻ thì phê bình Khổng Tử là “biết rằng không thể làm được mà cứ làm” (Tri kỳ bất khả nhi vi vi chi[16] – Luận ngữ, Hiếu vấn); kẻ thì khuyên rằng “Ùa ùa như nước chảy một chiều, thiên hạ đều như thế cả, ai mà theo mình để sửa đổi việc loạn. | Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa BÌNH MINH XUẤT HIỆN DƯƠNG TỬ - LÃO TỬ Đồng thời với Khổng Tử có một số ẩn giả thấy xã hội loạn ly quá không thể cứu được nữa sinh ra bi quan chỉ muốn độc thiện kỳ thân giữ cho riêng thân mình được trong sạch không tham dự việc đời. Kẻ thì phê bình Khổng Tử là biết rằng không thể làm được mà cứ làm Tri kỳ bất khả nhi vi vi chi 16 - Luận ngữ Hiếu vấn kẻ thì khuyên rằng Ùa ùa như nước chảy một chiều thiên hạ đều như thế cả ai mà theo mình để sửa đổi việc loạn ra trị Thao thao giả thiên hạ giai thị dã nhi thuỳ dĩ dịch chi 17 -Luận ngữ Vi tử . Khi Mặc Tử gần mất trong nhóm ẩn giả đến sau có một người xuất sắc lập được một thuyết để phản đối thuyết hữu vi của Khổng Tử và của Mặc Tử. Triết gia đó là Dương Tử -440 -380 . Ông không viết sách môn đệ ông nếu có cũng không chép lời dạy bảo của ông nên học thuyết của ông chỉ còn thấy rải rác ít trang trong tác phẩm của các triết gia khác. Đại ý Dương Tử đã chủ trương khinh vật quý thân - chữ vật ở đây chỉ tất cả những cái gì ngoài cái thân của mình nghĩa là cả vạn vật lẫn người khác cả vũ trụ và xã hội. Chỉ mất một cái lông chân của ông mà làm lợi cho thiên hạ hoặc được cả thiên hạ ông cũng không chịu. Thực trái hẳn với Mặc Tử người mòn trán lỏng gót vì thiên hạ. Cơ hồ ông rất vị kỷ vị kỷ không đồng nghĩa với ích kỷ nhưng ông cho rằng có vậy mới cứu đời được nếu người nào cũng chỉ nghĩ tới mình thôi khinh thường mọi vật mọi người thì làm gì còn có sự tranh giành nhau nữa làm gì còn loạn nữa. Cá nhân chủ nghĩa đó rất thịnh hành ở đương thời ngang với Khổng giáo và Mặc giáo và mở đường cho Lão giáo. --LÃO TỬ Sinh sau Mặt Tử khoảng nửa thế kỷ tên là Lý Nhĩ 18 người nước Sở. Nước này ở phương Nam lưu vực Trường Giang mới phát lên văn hóa chưa được cao không chịu nhiều ảnh hưởng của nhà Chu nhờ vậy mà nhiều người có tư tưởng mới. Khí hậu ấm áp đất đai phì nhiêu người ta ít phải gắng sức thường thích hưởng nhàn ẩn dật. Theo Luận ngữ thì Khổng Tử gặp các ẩn giả chính là ở Sở. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.