TAILIEUCHUNG - Quan niệm vô thần của J–P. Sartre và ý nghĩa nhân sinh của nó

Bài viết Quan niệm vô thần của J–P. Sartre và ý nghĩa nhân sinh của nó được nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ mối giao thoa giữa triết học và các hình thái ý thức xã hội khác như nghệ thuật, văn hoá, đạo đức, tôn giáo ở phương Tây nói chung và phương Tây hiện đại nói riêng. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129 Số 6C 2020 Tr. 41 47 DOI QUAN NIỆM VÔ THẦN CỦA J P. SARTRE VÀ Ý NGHĨA NHÂN SINH CỦA NÓ Nguyễn Tiến Dũng1 Phan Thị Quý2 1 Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 77 Nguyễn Huệ Huế Việt Nam 2 Trường Cao Đẳng Sư phạm Đắk Lắk 33 Mai Thị Lựu Buôn Ma Thuột Đắk Lắk Việt Nam Tóm tắt J P. Sartre 1905 1980 là một trong những cây đại thụ của thuyết hiện sinh nói chung và chủ soái của nhánh hiện sinh vô thần nói riêng. Tư tưởng vô thần của ông đã trở thành luận cứ của tranh luận Hiện sinh là một nhân bản thuyết. Tuy vậy đến nay không ít người vẫn còn hiểu chưa đầy đủ về quan điểm vô thần của ông. Việc xem xét lại quan niệm vô thần của J P. Sartre trong tình hình hiện nay không chỉ là gọi đúng tên sự vật mà còn là góp phần làm sáng tỏ mối giao thoa giữa triết học và các hình thái ý thức xã hội khác như nghệ thuật văn hoá đạo đức tôn giáo ở phương Tây nói chung và phương Tây hiện đại nói riêng. 7 Từ khoá thuyết hiện sinh vô thần hữu thần J P. Sartre 1. Đặt vấn đề Lịch sử cho thấy tư tưởng vô thần thường là một bộ phận của triết học duy vật nhưng điều này có vẻ không trùng khớp với thuyết hiện sinh nói chung và quan niệm vô thần của J P. Sartre nói riêng. Thuyết hiện sinh là thuyết duy tâm chủ quan nhưng lại có một nhánh là vô thần. Đây không phải là sự lập dị về mặt học thuật vì trong lịch sử đã có những tôn giáo bao chứa trong nó những nét vô thần1. Quan niệm vô thần của thuyết hiện sinh chỉ giống có một nửa cách hiểu truyền thống hiện sinh vô thần và nửa kia hiện sinh hữu thần cũng không hẳn nằm trong làn ranh truyền thống. Đây không phải là bức tranh của sự phá cách mà là bức tranh của sự phối màu mang đậm tính chủ quan. J P. Sarte người kế thừa trực tiếp và phát triển tư tưởng vô thần của nhà hiện sinh tiền bối F. Nietsche 1844 1900 và cùng với sự chống lưng của Phân tâm học đã làm cho tư tưởng vô thần của ông trở thành một trong những cơ sở lý luận cơ sở học thuật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.