TAILIEUCHUNG - Chiến lược thu hút “FDI sạch” cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam

Bên cạnh những tác động tích cực của FDI đến Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung, Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức, khó khăn và yếu kém trước tác động hai mặt của FDI và yêu cầu phát triển bền vững và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới như: Tăng dòng nhập siêu, mất đi nhiều việc làm truyền thống, ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên | CHIẾN LƢỢC THU HÖT FDI SẠCH CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Mai Trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Tóm tắt Bên cạnh những tác động tích cực của FDI đến Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức khó khăn và yếu kém trước tác động hai mặt của FDI và yêu cầu phát triển bền vững và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới như tăng dòng nhập siêu mất đi nhiều việc làm truyền thống ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên Để hạn chế những mặt trái mà FDI mang lại rất cần có sự tham gia tích cực của các nhà kinh tế các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia trong việc phân tích những tác động tiêu cực mà FDI mang lại từ đó đưa ra các chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài FDI sạch phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Từ khóa FDI sạch Phát triển bền vững I. KHÁI NIỆM FDI SẠCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG FDI không phải là một khái niệm mới nhưng trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay thì FDI không chỉ được xem xét ở khía cạnh tích cực mà còn ở khía cạnh tiêu cực. Một khái niệm cần phải được đề cập đến hiện nay là FDI sạch trong mối quan hệ đến sự phát triển bền vững nền kinh tế của một quốc gia. Trước hết khái niệm FDI sạch được hiểu là nguồn vốn đầu tư đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế phải đáp ứng được các yêu cầu sau - Lợi ích kinh tế Nguồn vốn đầu tư phải là đầu tư kinh doanh và không nhằm mục đích trục lợi nào khác. Một khi tiến hành thực hiện đầu tư thì phải đảm bảo lợi ích cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đối với nước đầu tư khi tiến hành đầu tư phải nhận được các lợi ích kinh tế như nguồn lao động và nguyên vật liệu rẻ hơn tạo ra được lợi nhuận trong quá trình đầu tư. Đối với nước tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao ổn định và bền vững cân bằng cán cân thương mại cơ cấu đầu tư phát triển toàn diện các ngành phát triển sản xuất theo hướng thân thiện môi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.